Piktina – Việc Boohoo tiến vào thị trường Pakistan đang khiến nhiều người đặt ra dấu chấm hỏi, khi thương hiệu này vướng những ồn ào về bóc lột nhân công, không quan tâm đến đời sống người lao động.

Thủ tướng tạm quyền của Pakistan – Awaar ul Haq Kakar được cho là đã yêu cầu thương hiệu thời trang nhanh Boohoo tăng cường sự hiện diện ở nước này, bất chấp việc họ không giải quyết được những điều kiện tồi tệ tại các nhà máy sản xuất.

Trong cuộc gặp gỡ với chính quyền Pakistan mới đây, Chủ tịch Tập đoàn Boohoo – Mahmud Kamani bày tỏ sự quan tâm đến việc thiết lập mối liên hệ mua hàng lâu dài với Pakistan. Thủ tướng Pakistan đã đưa ra những chính sách, cơ sở vật chất hỗ trợ đầu tư từ phía quốc gia này, đồng thời mời Boohoo mở nhượng quyền thương mại trong khi đất nước đang ở tình trạng bất ổn với tỷ lệ lạm phát kỷ lục là 36.4%.

Boohoo chính thức tiến vào thị trường Pakistan

Trong một báo cáo vào năm 2020, Boohoo bán quần áo do công nhân ở các nhà máy tại Pakistan sản xuất, những người này được trả lương rất rẻ mạt khi làm việc. Môi trường làm việc cũng không được đảm bảo, vấn đề an toàn, thậm chí có người còn làm 24h.

Các nhà máy sản xuất thời trang trong đó có của Boohoo thường xuyên vi phạm các yêu cầu về mức lương tối thiểu và quyền của người lao động Pakistan. Họ tuyển dụng công nhân theo dạng “mì ăn liền”, cắt giảm chi phí, hơn 1/3 số công nhân được khảo sát được trả mức lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu, tương đương khoảng 68 bảng Anh/tháng (khoảng 2 triệu đồng).

Điều kiện làm việc của các công nhân may mặc không được đảm bảo

Pakistan nên đưa ra các chính sách đảm bảo rằng các doanh nghiệp phát triển và phải hỗ trợ người lao động. Trong khi đó Boohoo đưa ra cam kết hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp, tất cả các công nhân may mặc đều sẽ có điều kiện an toàn khi làm việc.

Cùng xem Boohoo sẽ làm được gì từ thị trường Pakistan?

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: “Ông lớn thời trang nhanh” Boohoo tiến vào Pakistan, bất chấp cáo buộc về sử dụng lao động

 

Vinnie (Lược dịch)

Spread the love