Piktina – Việc sản xuất vượt qua số lượng cần thiết trong ngành thời trang dẫn đến những tác động đến môi trường.

Có thể biết chính xác có bao nhiêu áo khoác, quần jean, áo phông và giày thể thao được sản xuất mỗi năm. Tuy nhiên việc thống kê có bao nhiều chiếc đã được bán, còn tồn đọng trong kho, đem đi tiêu huỷ thì không thể đưa ra con số chính xác 100%.

Các số liệu thống kê hiện cho thấy có khoảng 80 tỷ đến 150 tỷ sản phẩm may mặc được sản xuất mỗi năm và khoảng 10% đến 40% trong số này không được bán. Vì vậy, nó có thể dư thừa 8 tỷ hoặc 60 tỷ quần áo mỗi năm, một sự chênh lệch đáng báo động.

Có một số lý do khiến các thương hiệu sản xuất nhiều hơn số lượng bán: nhà sản xuất yêu cầu số lượng đặt hàng tối thiểu; chu kỳ bán lẻ ngày càng nhanh được thúc đẩy bởi việc giao sản phẩm mới thường xuyên; thất bại trong việc đọc thị trường. Mặc dù có một số công nghệ mới để giải quyết những vấn đề này, bao gồm AI để dự đoán nhu cầu của người tiêu dùng và các mô hình sản xuất theo đơn đặt hàng, nhưng không có công nghệ nào có dấu hiệu được áp dụng rộng rãi.

Sản xuất thừa cũng là biểu hiện của một hệ thống sản xuất cổ xưa nhằm khuyến khích số lượng, sản xuất càng nhiều thì giá thành càng rẻ.

Một cuộc khảo sát gần đây của Chương trình nghị sự thời trang toàn cầu (GFA) cho thấy 78% thương hiệu có mục tiêu giảm sản xuất thừa. Nhưng theo Holly Syrett, giám đốc chương trình tác động và bền vững của GFA, những người được hỏi cho rằng sự thiếu rõ ràng về việc sản xuất thừa có nghĩa là rào cản để giải quyết vấn đề này.

Thật khó để nói nếu không biết có bao nhiêu sản phẩm chưa bán được, nhưng rõ ràng là hàng may mặc được mua chiếm phần lớn lượng khí thải carbon của ngành.

Ngành công nghiệp thời trang sẽ phải giảm ít nhất một nửa lượng khí thải nhà kính so với mức năm 2018 vào năm 2030 nếu muốn đáp ứng mục tiêu của thỏa thuận Paris về hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Với quỹ đạo hiện tại, lượng khí thải của ngành này sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới.

Làm thế nào để hướng đến việc chuyển sang mô hình tuần hoàn bằng cách tiếp tục sản xuất ra nguồn cung sản phẩm dư thừa vô tận này?. Các chính sách phải tính đến khối lượng sản xuất. Cho dù các thương hiệu có bơm bao nhiêu tiền hay đổi mới vào các giải pháp (chẳng hạn như tái chế hàng dệt may), chúng ta cũng sẽ không thành công nếu không chậm lại.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Tại sao vấn đề cung vượt cầu của thời trang lại là thảm họa môi trường?

Pita (Lược dịch)

Spread the love