Piktina – Với chủ đề tái chế trang phục từ những nguyên liệu như: nilon, giấy báo, vải vụn…nhiều bạn học sinh sáng tạo ra loạt trang phục ấn tượng. Tuy nhiên tranh cãi nổ ra khi những nghi ngờ về nguyên liệu dùng để tái chế không phải là đồ cũ, mà được dùng mới để làm.

Chủ đề thời trang tái chế trong học trường vốn không phải là điều mới xuất hiện, nó luôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các bạn trẻ, đặc biệt là những ai đam mê thời trang. Từ những mảnh vụn, đồ cũ…tạo nên những trang phục đầy thu hút. Thậm chí có những thiết kế còn được làm rất đẹp mắt, tinh xảo và rất cầu kỳ.

Những bộ trang phục tái chế cực kỳ xinh xắn của các bạn học sinh

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội xuất hiện nhiều hình ảnh về sản phẩm thời trang tái chế của các bạn học sinh. Đa phần đều nhận được sự khen ngợi vì sự tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ, đường nét, màu sắc. Những nguyên liệu được sử dụng có thể kể đến như: túi nilon, giấy báo, vải vụn…cho thấy sự sáng tạo vô viên của thế hệ GenZ. Đồng thời với đó là việc nâng cao nhận thức về tác động của thời trang đến cuộc sống, xu hướng thời trang tái chế và bền vững.

Tuy nhiên, những sản phẩm thời trang tái chế của các bạn học sinh cũng gây những tranh luận khi nhiều người cho rằng các nguyên liệu được sử dụng không phải là đồ cũ để tái chế lại. Cụ thể những mảnh vải vụn, túi nilong, giấy báo trông rất mới, như được mua về để tái chế chứ không phải thu gom. Đồng thời có nhiều thiết kế còn được nhuộm màu sặc sỡ, sử dụng thêm các phụ kiện. Chính vì vậy nó làm mất đi tinh thần của thời trang tái chế đó là hướng đến sự bền vững, bảo vệ môi trường, tận dụng những phụ liệu, đồ cũ để biến thành sản phẩm mới.

Những thiết kế tái chế cho thấy tư duy thời trang ấn tượng của nhiều bạn trẻ GenZ, cùng với đó là khả năng tận dụng các nguyên liệu cũ, thân thiện với môi trường

Thông thường những trang phục tái chế của các bạn học sinh được thực hiện trong khuôn khổ các cuộc thi học đường, không phải là chủ đích muốn lan rộng xu hướng này. Và vì tính chất cuộc thi nên chỉ sử dụng để trình diễn trong vài khoảnh khắc, sau đó giữ lại làm kỷ niệm hoặc thậm chí là bỏ đi, gián tiếp thải nilon ra môi trường.

Chính vì vậy những bộ trang phục tái chế này khiến nhiều người đặt câu hỏi về mục đích tuyên truyền và hướng đến tác động tích cực đến môi trường, thời trang bền vững hay không?

Các nguyên liệu thường được sử dụng trong thời trang tái chế như: nilon, giấy báo,…

Việc cho các bạn học sinh thuộc thế hệ GenZ tiếp cận với thời trang tái chế, biết cách tận dụng những nguyên liệu cũ để tạo thành sản phẩm mới là hoạt động thú vị, giúp có thêm sân chơi bổ ích. Tuy nhiên cần có những quy định rõ về các vật liệu để làm nên trang phục, đảm bảo đúng tiêu chí tái chế. Ví dụ như không được sử dụng nilon, giấy báo…mới, nên dùng chai nhựa, hộp sữa,…đã qua sử dụng.

Mọi người có ý kiến như thế nào về những trang phục tái chế của các bạn học sinh GenZ?

 

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Tranh cãi chuyện học sinh làm trang phục tái chế

 

Pita
Spread the love