Piktina – Sử dụng hình ảnh có từ hơn 20 năm trước, Google đã cho thấy biến đổi khí hậu đang tàn phá hành tinh với tốc độ đáng báo động như thế nào.


Nhân ngày Trái Đất năm 2022, Google cho thấy sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên hành tinh.

Google đã sử dụng hình ảnh thực từ Google Earth Timelapse (một kỹ thuật cung cấp bằng chứng trực quan cho thấy Trái đất đã chịu tác động bởi biến đổi khí hậu do hành vi của con người) và các nguồn khác, Google cho thấy tác động của biến đổi khí hậu trên bốn khu vực địa lý khác nhau trên hành tinh của chúng ta.

Bốn hình ảnh động time-lapse cho thấy sông băng đang tan trên núi Kilimanjaro ở Tanzania, tác động hạn hán đến rừng Harz ở Đức, tẩy trắng san hô tại đảo Lizard ở Rạn san hô Great Barrier của Úc và băng tan ở vịnh hẹp Sermersooq của Greenland. Hình ảnh vệ tinh được chụp từ Google Earth, và hình ảnh tẩy trắng san hô của Úc được cung cấp bởi tổ chức bảo tồn phi lợi nhuận The Ocean Agency.

Sông băng trên núi Kilimanjaro, đỉnh cao nhất châu Phi, đã mất hơn 90% băng và tuyết rơi trên đỉnh núi đã giảm dần trong hơn một thế kỷ. Dự báo trong vòng 25 năm tới, toàn bộ băng có thể biến mất do biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu đang tàn phá hành tinh ở mức độ chóng mặt
Các sông băng đang bị tan chảy trên núi Kilimanjaro trong 34 năm qua.

Ở Đức, rừng cây vân sam đang chịu nhiều tác động xấu bởi hạn hán và sự xâm lược của bọ cánh cứng do thời tiết ấm hơn và ít mưa hơn. Người châu Âu đã trải qua mùa hè nóng nhất được ghi nhận vào năm ngoái, với các vụ cháy rừng, lũ lụt và sóng nhiệt dữ dội xảy ra trên lục địa, theo một báo cáo của các nhà khoa học tại châu Âu được công bố vào ngày 22 tháng Tư vừa qua.

Google cho thấy những khu vực cây chết ngày càng lan rộng trong 25 năm ở Rừng Harz, Đức.

Nhiệt độ nước tăng và tình trạng tẩy trắng trong năm 2016 đã phá hủy hơn 75% san hô của đảo Lizard. Time-lapse chỉ cho thấy thiệt hại được thực hiện trong một năm.

Biến đổi khí hậu đang tàn phá hành tinh ở mức độ chóng mặt
Khi san hô phải hứng chịu những thay đổi về điều kiện như nhiệt độ, ánh sáng hoặc chất dinh dưỡng, chúng sẽ trục xuất tảo cộng sinh sống trong mô của chúng, khiến chúng chuyển sang màu trắng hoàn toàn.

Các sông băng ở Greenland đang tan chảy với tốc độ đáng báo động. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 kết luận rằng tốc độ mất băng trong 100 năm qua có khả năng vượt xa bất kỳ thế kỷ nào trước kể từ khi kết thúc kỷ băng hà cuối cùng khoảng 12.000 năm trước.

Biến đổi khí hậu đang tàn phá hành tinh ở mức độ chóng mặt
Băng tuyết biến mất ở Greenland trong 20 năm qua.

Mỗi time-lapse sẽ được hiển thị trong ngày, thay đổi mỗi giờ.

Vào ngày này năm 2016, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đã được ký kết tại New York, ràng buộc 195 quốc gia theo đuổi các nỗ lực để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5 độ.

Tính năng Timelapse của Google Earth đã được ra mắt vào năm ngoái và cho phép người dùng nhìn lại từ ngày hiện tại đến năm 1984 bằng cách sử dụng một loạt các hình ảnh vệ tinh. Các hình ảnh cho thấy cả hai hoạt động của con người với tư cách là “thế lực nòng cốt” đã thay đổi bộ mặt của Trái đất trong 40 năm qua như thế nào.

Tính năng này sử dụng khoảng 24 triệu bức ảnh vệ tinh do Google Earth thu thập từ NASA, Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), Liên minh châu Âu và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Hơn 2 triệu giờ xử lý là cần thiết để xử lý 20 petabyte hình ảnh này thành một bức tranh khảm video toàn cầu có kích thước 4,4 terapixel. Cơ sở dữ liệu hình ảnh sẽ được cập nhật hàng năm.

Thanh Quỳnh

Theo Forbes

Spread the love