Philippines tiêu dùng đồ si nhiều nhất Đông Nam Á, nhưng lại không phải vì lý do môi trường
Trong một cuộc khảo sát của kênh mua hàng online Carousell, 92% người dùng phản hồi rằng họ mua đồ si bởi vì giá cả phải chăng. Hồng Kông và Singapore đứng hạng cao nhất trong việc chọn hàng hóa đã qua sử dụng vì tính bền vững của nó.

Ở một số khu vực, ukay-ukay, hay wagwagan, là một cửa hàng ở Philippines, nơi bán các mặt hàng cũ như quần áo, túi xách, giày dép và các phụ kiện khác với giá rẻ. Các mặt hàng được bán tại ukay-ukay thường được nhập khẩu từ các nước Bắc Mỹ hoặc Châu Âu.
Phi-líp-pin là đất nước “dễ tính” nhất trong việc tiêu thụ đồ si tại ĐNA, nhưng không vì lý do tiết kiệm tài nguyên môi trường, dựa trên một bài báo cáo của Carousell tại Singapore.
Việc tiêu dùng hàng hóa đã qua sử dụng đã trở thành nếp quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân, vì không cần phải sản xuất mặt hàng mới.
Dựa vào kết quả khảo sát của “Chỉ số thương mại điện tử Carousell 2021” (The Carousell Recommerce Index 2021), 92% đáp viên người Phi-líp-pin trả lời rằng họ đã từng mua đồ si, bao gồm những món đồ chưa được sử dụng hoặc mới tinh, đa số là bởi vì giá tiền của chúng.
Người Hồng Kông và Singapore mua đồ si phần lớn không chỉ vì giá thành rẻ mà còn là vì lý do môi trường.

Trong cuộc khảo sát, 95% đáp viên thuộc Gen-Y ở Đông Nam Á và Hồng Kông cảm thấy rằng việc mua các sản phẩm đã qua sử dụng là đang góp phần bảo vệ môi trường. Một nửa trong số họ nói rằng họ cảm thấy rất hứng thú với việc bảo vệ môi trường.Sự gia tăng đáng chú ý của hành vi tiêu dùng quá độ và gây tác động xấu đến môi trường đã đánh động vào sự quan tâm của xã hội ngày nay. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa secondhand, bao gồm cả những món đồ like-new (gần như là mới) hay là những món đồ đã qua sử dụng.
Ralph Garcia, Giám đốc tiếp thị quốc gia của Carousell Philippines, cho biết cuộc khảo sát được thực hiện trong bối cảnh đại dịch Covid-19 nhằm khuyến khích hành vi mua sắm đồ si (hàng hóa cũ).
“Vì đại dịch đã thay đổi mạnh mẽ hành vi của người tiêu dùng trong vài năm qua, nên chúng tôi đã đưa ra Chỉ số thương mại điện tử Carousell để tìm hiểu xem hiện tại chúng tôi đang ở đâu và chúng tôi có thể làm gì để khuyến khích người dân Philippines coi việc mua đồ cũ là lựa chọn đầu tiên của họ”, Garcia nói. để phục hồi nền kinh tế và khuyến khích họ hướng tới lối sống tiết kiệm, bền vững hơn.
Tiêu dùng đồ si là một cách để hạn chế rác thải điện tử và thời trang nhanh
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồ điện tử và thời trang là hai nhóm ngành công nghiệp cổ súy cho hành vi sản xuất các sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn để thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tiêu dùng và tư duy tiêu dùng lãng phí.
Trong khu vực Đông Nam Á, đồ điện tử và các sản phẩm tương tự là loại mặt hàng phổ biến nhất mà đáp viên cảm thấy dễ để mua và bán, tiếp theo là hàng may mặc.
Malaysia, Việt Nam và Myanmar đã phân loại máy tính, điện thoại di động và máy tính bảng là những sản phẩm thuộc danh mục đồ điện tử mà họ cảm thấy dễ mua nhất. Ở thị trường Hồng Kông, tay cầm điều khiển là mặt hàng bán chạy, khiến cho nhóm ngành trò chơi điện tử được tiêu dùng nhiều nhất tại đây.
Nghiên cứu cho biết thêm rằng điện tử là một ngành công nghiệp thải ra “rác điện tử” lớn trên toàn cầu, với khối lượng ước tínhsẽ tăng gấp đôi trong vòng 30 đến 50 năm tới.
Thi trường Châu Á liên tục tạo ra lượng rác thải điện tử lớn nhất trên toàn cầu – ước tính khoảng 24,9 triệu tấn vào năm 2019, theo báo cáo hàng năm mới nhất về rác thải điện tử của Đại học Liên Hợp Quốc (United Nations University)
Thời trang nữ là danh mục hàng đầu về đồ si ở Philippines, Indonesia và Đài Loan.
Báo cáo trích dẫn một phân tích vào năm 2019 của công ty tư vấn Mckinsey & Company rằng ngành công nghiệp thời trang, được thúc đẩy và duy trì bởi văn hóa mua sắm lãng phí, đóng góp vào khoảng 10% tổng lượng khí carbon thải ra trên toàn cầu. Hơn 79 nghìn tỷ lít nước được tiêu thụ hàng năm để duy trì sản xuất sợi bông và các loại hàng dệt khác, và hơn 92 triệu tấn chất thải được tạo ra mỗi năm.
Báo cáo kết luận rằng, các quốc gia tại Đông Nam Á cần phải nhanh chóng đánh giá hành vi tiêu dùng của người dân để có thể hiểu được những tác nhân nào góp phần làm gia tăng hành vi ủng hộ chủ nghĩa tiêu dùng quá độ. Và cho dù càng ngày càng có nhiều sản phẩm bền vững được tạo ra, thì việc dừng mua sắm sản phẩm mới cũng cần phải nhanh chóng dừng lại/ được ngăn chặn.
Nhật Quỳnh
Theo Eco-business