Piktina – Giờ đây người Úc mua nhiều quần áo hơn bao giờ hết nhưng rất ít quần áo được sản xuất hoặc thậm chí được thiết kế tại địa phương.

Trong 3 thập kỷ qua, sự kết hợp giữa địa phương và toàn cầu đã định hình lại ngành thời trang Úc, tạo ra áp lực khiến các nhà thiết kế độc lập khó phát triển hơn.

Hoạt động sản xuất dần chuyển ra nước ngoài, nguyên liệu thô ngày càng đắt đỏ, mọi thứ từ bất cứ đâu đều có thể được chỉ bằng một cú nhấp chuột. Tại Sydney, bạn có thể thấy các nhãn hiệu giống như ở Singapore, Salzburg hay Seattle. Để cạnh tranh, các nhà thiết kế nội địa phải đầu tư vào phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị kỹ thuật số.

Bắt đầu từ những năm 1990, những cơn địa chấn tàn phá ngành may mặc của Úc dần diễn ra. Thuế quan đối với hàng dệt may, quần áo, giày dép nhập khẩu được đưa ra để bảo vệ các nhà sản xuất địa phương khỏi các lựa chọn thay thế rẻ hơn. Ngày nay, hầu hết các mức thuế quần áo chính thức đều ở mức 5%, nhưng nhờ các mạng lưới các hiệp định thương mại tự do, bao gồm cả hiệp định Trung Quốc – Úc có hiệu lực vào năm 2015, đối với phần lớn quần áo nhập khẩu, không chịu loại thuế quan nào cả.

Ban đầu, đây là lợi ích cho các nhà thiết kế Úc sản xuất ở nước ngoài và khiến nhiều người chuyển sang hoạt động tại ngoại quốc nhiều hơn. Nhưng nó khiến các nhà máy từ những khu may mặc từng phát triển rất mạnh như Melbourne và Sydney đóng cửa. Bây giờ chỉ có 3% quần áo ở Úc được sản xuất tại Úc. Việc thiếu hụt sản xuất tại địa phương là thách thức cả về sáng tạo lẫn môi trường với các nhà thiết kế trẻ.

Vào những năm 2010, những cơn gió thương mại toàn cầu khiến các nhà máy đầu tiên phải đóng cửa. Bán lẻ thời trang cao cấp và thời trang nhanh toàn cầu nhanh chóng lan rộng sang Châu Á Thái Bình Dương. Trước đây, để tiếp cận thời trang quốc tế, người Úc phải đi du lịch. Nhưng từ khoảng năm 2010 – 2014, những gã khổng lồ như H&M, Uniqlo, Zara…mở hệ thống cửa hàng bán lẻ tại Úc, bên cạnh các thương hiệu xa xỉ như: Burberry, Prada, Gucci, Dior…

Giờ đây, thị trường thời trang nhanh của Úc đã đạt giá trị 2,3 tỷ USD, trong khi thị trường thời trang cao cấp là 5,3 tỷ USD. Cả hai đều có sự tăng trưởng gần gấp đôi trong 10 năm qua. Nhiều nhà thiết kế địa phương đã phải thông báo đóng cửa thương hiệu riêng vì sự cạnh tranh khủng khiếp.

Trong thập kỷ này, một khía cạnh đang định hình lại ngành công nghiệp thời trang một cách đáng kể chính là Internet. Trong năm 2010, mua sắm trực tuyến chỉ chiếm 5% doanh thu toàn cầu, nhưng đến năm 2023 con số dự kiến là 22%. Mua sắm trực tuyến ở Úc tăng 20% mỗi năm từ 2017 – 2022.

Sự phổ biến của điện thoại thông minh, các chương trình quảng cáo tiếp cận khách hàng…khiến việc mua sắm online trở nên tiện lợi hơn. Thương mại hoá một doanh nghiệp và bán quần áo thực sự không phải là một trò chơi sáng tạo. Đó là một trò chơi tiền bạc.”

Hình ảnh, video trên các nền tảng trực tuyến như Instagram và TikTok cho phép các nhà thiết kế tìm và xây dựng đối tượng, sau đó duy trì mối quan hệ trực tiếp với khách hàng của họ.

Tuy nhiên bất chấp những khó khăn, thời trang úc vẫn giữ một số điểm sáng. Sau khi tham gia quản lý tự nguyện vào năm 2020 và được giải cứu bởi một số công ty cổ phần tư nhân, các thương hiệu thời trang nội địa có dấu hiệu khả quan hơn. Một số nhà thiết kế địa phương được biết đến, và có bước tiến chậm rãi nhưng bền vững

Trụ sở phía Tây Nam Sydney của thương hiệu thời trang tái chế Uturn nằm trên khu đất rộng 10.000 m2, mỗi tuần các nhân công phân loại 150 – 200 tấn quần áo bị vứt bỏ được thu gom từ các thùng rác, cửa hàng từ thiện hoặc quyên góp trực tiếp.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Thời trang Úc sụp đổ như thế nào?

 

Giang (Lược dịch)

Spread the love