Piktina – Thị trường thời trang đã qua sử dụng đang trở nên lớn mạnh hơn, đem đến những tác động đáng kể trong ngành thời trang nói chung.

Theo báo cáo thứ 3 trong chuỗi hợp tác giữa BCG và Vestiaire Collective, một nền tảng toàn cầu hàng đầu về thời trang đang hoạt động ở Mỹ, châu Âu và châu Á cho thấy thị trường thời trang đã qua sử dụng đang lớn mạnh và có đà phát triển vượt trội.

Với giá trị ước tính từ 100 – 120 tỷ USD trên toàn thế giới, thị trường bán lại quần áo, giày dép và phụ kiện đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2020 và không có dấu hiệu chậm lại. Người mua thường tham gia thị trường đồ cũ bằng việc tìm kiếm túi xách nhiều hơn sau đó đến quần áo và cuối cùng là đồ trang sức.

Nhu cầu về thị trường đồ cũ hiện hữu rõ ràng. Đằng sau việc phát triển này có ý nghĩa và tác động đến các thương hiệu và nhà bán lẻ ngày nay.

Quan điểm của người tiêu dùng

Trong cuộc khảo sát của BCG và Vestiaire Collective, một nửa người tham gia trong năm 2022 cho rằng khả năng chi trả  và giá trị là những lý do để mua đồ cũ. Tính bền vững là động lực ngày càng phổ biến để mua quần áo cũ, cùng với đó là sự hứng thú khi săn đồ và cơ hội trao đổi. Sự đa dạng của các sản phẩm vẫn rất quan trọng và là động thực thứ hai sau tiêu thụ đồ cũ.

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt có thể thúc đẩy mọi người biến tủ quần áo của họ trở thành nguồn thu nhập bổ sung. Các cá nhân đều có thể bán lại các sản phẩm trong tủ đồ một cách dễ dàng và an toàn thông qua các nền tảng trực tuyến.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những lo ngại, đặc biệt là chuyện hàng giả hoặc hàng kém chất lượng. Theo thống kê, có khoảng 10% hàng hoá second hand được bán là hàng giả và ước tính khoảng 80% người tiêu dùng sử dụng hàng giả, hàng nhái mà không hề hay biết.

Các thương hiệu và nhà bán lẻ đang có tác động như thế nào?

Để thành công trong thế giới bán lẻ đồ cũ không phải dễ dàng, các thương hiệu và nhà bán lẻ cần suy nghĩ và triển khai các mô hình kinh doanh sáng tạo, phản ảnh đúng bối cảnh thay đổi và hành vi đang thịnh hành của người tiêu dùng. Khi sự cạnh tranh tăng lên dựa trên phù hợp với khách hàng, tiếp cận với nhiều đối tượng, giảm thiểu rủi ro và bảo vệ danh tiếng.

Các công ty như Lululemon, Cos hay Isabel Marant đã thành công khi các bộ sưu tập trên trang web và tại cửa hàng trực tiếp. Chỉ sau một năm tung ra thị trường bán lại, Isabel Marant báo cáo 2/3 người mua đồ cũ là khách hàng mới.

Tuy nhiên, không phải thương hiệu hay nhà bán lẻ nào cũng có đủ tài nguyên để thực hiện việc quản lý hoạt động riêng lẻ. Chính vì vậy việc hợp tác giữa các nền tảng bán lại là một giải pháp tốt. Mô hình này cung cấp giải pháp đôi bên cùng có lợi: nền tảng xử lý hậu cần, thanh toán và xác thực sản phẩm, quảng cáo và tăng uy tín. Về phần mình, các thương hiệu và nhà bán lẻ có thể bán lại sản phẩm, tăng cường sự công nhận và thu hút khách hàng mới.

Thêm một cách tiếp cận nữa dành cho các công ty thời trang để khám phá các cơ hội đi kèm với việc phát triển kinh doanh thông qua bán lại mà không cần đầu tư đáng kể hoặc cam kết lâu dài.

Thị trường đồ cũ có giá trị từ 3 – 5% trong tổng ngành may mặc, giày dép và phụ kiện và có thể tăng lên tới 40%, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô, đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người tiêu dùng.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Thị trường đồ cũ tăng tốc có ý nghĩa ra sao với các thương hiệu và nhà bán lẻ?

 

Vinnie (lược dịch)

Spread the love