Piktina – Câu chuyện đạo nhái trong ngành thời trang vốn xảy ra thường xuyên, vậy vấn đề bản quyền được xử lý như thế nào?

Dù không phải là điều nên được xảy ra nhưng chuyện đạo nhái trong ngành thời trang đang ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn. Chúng ta có thể đã nghe đâu đó về những vụ lùm xùm đạo ý tưởng, người này người kia dùng hàng “pha ke” từ các thương hiệu nổi tiếng.

Để tạo ra được một sản phẩm thời trang từ quần, áo, váy, các loại phụ kiện…mỗi nhà thiết kế đều phải đầu tư chất xám, sự sáng tạo, cất công tìm nguyên liệu, bỏ thời gian để cắt, may, chỉnh sửa. Chính vì vậy khi thấy sản phẩm của mình bị làm lại ở một phiên bản khác chắc hẳn sẽ không dễ chịu chút nào.

Việc đạo nhái thiết kế trong giới thời trang vốn xảy ra thương xuyên. Trong hình, người mẫu Ngọc Trinh mặc na ná Kendall Jenner, một thiết kế của thương hiệu REN.

Vậy việc bản vệ bản quyền trong ngành thời trang diễn ra như thế nào?

Một thiết kế thời trang có thể bao gồm một số điều như: bản phác thảo, màu đặc trưng, chất vải, yếu tố thiết kế cắt may, hoạ tiết đính kèm…Cùng phân tích chi tiết từng yếu tố nhé!

Màu sắc

Trên thực tế, việc bảo vệ bản quyền thời trang không bao gồm màu sắc. Có nghĩa là màu sắc là dùng chung, những sự trùng hợp đều là phù hợp và không thể xác định là vi phạm bản quyền hay đạo nhái. Chính vì vậy các nhà thiết kế không thể đăng kí màu đặc trưng cho sản phẩm của mình được.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không có cách nào để bảo vệ tài sản trí tuệ của nhà thiết kế. Việc bản vệ nhãn hiệu đôi khi bao gồm cả màu sắc trong đó.

Màu sắc là chủ thể khó được bảo vệ bản quyền trong thời trang

Bản phác thảo

Nếu các nhà thiết kế tạo ra bản phác thảo ban đầu cho các sản phẩm của mình, bản phác thảo đó sẽ được bảo vệ bởi luận bản quyền. Điều này đồng nghĩa với việc không ai được sao chép, phân phối, chia sẻ công khai…bản phác thảo của nhà thiết kế mà không có sự cho phép.

Tuy nhiên, bản quyền chỉ bảo vệ những bản phác thảo đã hoàn thiện, không phải ý tưởng.

Các bản phác thảo đã được hoàn thiện có thể đăng kí sở hữu bản quyền

Cách cắt may

Cách cắt, may, ghép các mảnh trên trang phục không được bảo vệ bản quyền. Toà án tối cao của Mỹ từng giải quyết một vụ việc khi Star Athletica kiện Varsity Brands về tranh chấp liên quan đến những đường may, tuyên bố bản quyền cho phép “không có quyền cấm bất kì hoạt động sản xuất nào có hình dáng, đường cắt và kích thước giống nhau”.

Tuy nhiên các nhà thiết kế có thể bảo vệ sáng tạo của mình bằng cách đăng kí bằng sáng chế thiết kế, điều này có thể ngăn người khác tạo ra những mẫu sản phẩm giống với bản phác thảo ban đầu.

Thiết kế đồ hoạ

Luật bản quyền bảo vệ các hoạ tiết, đồ hoạ trên trang phục. Tất cả những hoạ tiết trên sản phẩm được tạo nên bằng các phương pháp như: in ấn, thêu tay, đính kết…về hình dạng, màu sắc, đường nét…đều được bảo vệ bản quyền cho tác giả.

Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết: Vấn đề bản quyền trong thời trang

Pita

Spread the love