Piktina – Theo một báo cáo mới từ ThreUp, hầu hết người mua sắm không có ý định hạn chế số lượng tiêu thụ thời trang nhanh, mặc dù họ cảm nhận được sự tác động của nó.

Việc mua sắm có ý thức đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Điều này có thể khiến nhiều người nghĩ rằng sẽ giúp thời trang nhanh dần hạn chế, vì một thế hệ người tiêu dùng mới bắt đầu tránh xa sự lãng phí, thay vào đó quan tâm đến quần áo cũ, tái chế nhiều hơn. Tuy nhiên, theo báo cáo mới của ThreUp, mọi chuyện không phải diễn ra theo chiều hướng như vậy.

Mặc dù thế hệ trẻ đang dần có được định hướng đúng đắn về thời trang bền vững, nhưng việc tiêu thụ thời trang nhanh vẫn rất khó bỏ. Trong báo cáo thường niên năm 2022 của ThreUp về tình trạng bán lẻ, chỉ ra rằng chỉ 17% người mua sắm cho biết họ có kế hoạch chi tiêu ít hơn cho thời trang nhanh trong 5 năm tới, mặc dù đến 50% tin rằng thời trang nhanh có hại cho môi trường và 43% thừa nhận họ cảm thấy tội lỗi khi mua hàng từ các hệ thống thời trang nhanh như: H&M, Zara hay Forever 21.

Thời trang nhanh trở thành xu hướng mua sắm khó bỏ của người tiêu dùng

Tại sao lại như vậy?

Quần áo nằm trong danh mục hàng đầu mà người tiêu dùng nhận thấy bắt đầu tăng giá thời gian gần đây (cùng với hàng tạp hoá và xăng dầu). Trong bối cảnh đó, khoảng giá túi tiền phù hợp lại là với thời trang nhanh, các thiết kế off the runway. Theo báo cáo từ ThreUp, 72% khách hàng chia sẻ họ mua sắm thời trang nhanh vì phù hợp với túi tiền và nhu cầu ăn mặc, 20% lại cho biết cảm thấy bị áp lực khi có những phong cách mới nhất từ mạng xã hội.

Mua đồ cũ như một cuộc săn tìm kho báu, khai quật một viên đá quý có kích thước, kiểu dáng, chất lượng và giá cả phù hợp đòi hỏi cần nhiều thời gian. Trong khi đó, 53% người mua sắm cho rằng họ chọn thời trang nhanh vì nó…nhanh hơn. 43% thừa nhận thời trang nhanh là một thói quen xấu nhưng khó bỏ.

Rác thải ngành thời trang là một vấn đề nan giải. Theo những thông tin, chỉ có chưa đầy 1% quần áo cũ được tái chế sau khi sử dụng, tất cả sẽ bị vứt ra bãi rác

Mặc dù vậy, đồ second hand vẫn đang trên đà phát triển mạnh. Đây là cách để tiết kiệm tiền mua quần áo, vừa là nét văn hoá. Theo ThreUp, tiết kiệm đang là xu hướng trở nên được quan tâm hơn bao giờ hết ở thế hệ GenZ và millennials. 59% những người mua đồ cũ lần đầu tiên vào năm 2021 chia sẻ rằng họ cảm thấy điều này mang lại cho họ sự thoải mái, 72% cảm thấy tự hào khi có thể tuyên bố rằng trang phục đang mặc là đồ cũ.

Niềm tự hào đó là có sở vì tác động đến khí hậu của ngành thời trang trang là hiện hữu. Theo một báo cáo vào năm 2019 của Liên hợp quốc, việc thúc đẩy quá trình sản xuất hàng loạt hàng may mặc thải ra nhiều khí nhà kính hơn tất cả các chuyến bay quốc tế và vận chuyển hàng hải cộng lại. Trong khi đó, hàng núi quần áo bị bỏ đi được chất thành đống và đốt trong các bãi rác, thải ra chất ô nhiễm từ vải hoá học vào bầu khí quyển và đại dương.

Liệu tương lai của thời trang nhanh là gì? Dần lụi tàn vì sự phát triển của thời trang bền vững hay vẫn có chỗ đứng không thể thay thế?

Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết: Tương lai của thời trang nhanh

Vinnie (Lược dịch)

Spread the love