Tính bền vững không chỉ là một từ thông dụng
Piktina – Trong bộ phim tài liệu “Fashion Reimagined”, người sáng lập thương hiệu xa xỉ Mother of Pearl đưa ra giải quyết về các chuỗi cung ứng và tiết lộ những sự thật phũ phàng trong giới thời trang.
NTK Amy Powney của thương hiệu Mother of Pearl thực hiện bộ phim ghi lại hành trình 18 tháng để tạo ra bộ sưu tập hoàn toàn bền vững. Đặc biệt thương hiệu này còn làm điều chưa từng có trong thời trang xa xỉ là mời người nông dân nuôi cừu cung cấp lông đến xem thành phẩm của họ.
NTK Amy Powney
Bộ phim tài liệu “Fashion Reimagined” theo chân Powney, chủ sở hữu đồng thời là giám đốc sáng tạo của Mother of Pearl trên hành trình tạo ra những sản phẩm may mặc hữu cơ, có thể truy xuất nguồn gốc, có trách nhiệm với xã hội, quan tâm đến phúc lợi của động vật, sử dụng tối thiểu nguồn nuóc, hoá chất và đảm bảo tiêu chí đẹp.
Amy Powney đã bắt đầu công việc tìm len, bông và những người trồng, chế biến đáp ứng tiêu chí nghiêm ngặt.
Xuyên suốt “Fashion Reimagined” là những số liệu thống kê nêu bật tác động của thời trang đối với hành tinh: “Nếu ngành công nghiệp thời trang là một quốc gia, nó sẽ đứng thứ ba về lượng khí thải carbon sau Trung Quốc và Hoa Kỳ” hay “Chúng ta mua lượng quần áo nhiều gấp 3 lần so với năm 1980 và mặc chúng trong thời gian chỉ bằng một nửa”; “Chỉ 2% những người may quần áo kiếm được mức lương đủ sống”.
Tính bền vững trong ngành thời trang liệu đang được thể hiện như thế nào?
Thế giới thời trang bền vững đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi dòng sản phẩm Mother of Pearl No Frills ra mắt tại Tuần lễ thời trang London năm 2018. Nó hiện đang trở thành xu hướng chủ đạo.
Amy Powney từng cảm thấy bản thân như một người ngoài hành tinh trong lĩnh vực thời trang. Nhưng khi tiếp xúc và tìm ra những chân lý bền vững, cô đã có cách nhìn nhận khác.
“Tất cả chúng ta phải mặc quần áo. Vì vậy theo một cách nào đó, tôi muốn bạn quyết định mua sắm từ H&M hay Mother of Pearl? Đương nhiên với tôi sẽ làm Mother of Pearl vì những cam kết đúng đắn. Tất nhiên không phải ai cũng có đủ khả năng mua những thứ từ thương hiệu xa xỉ, mang tính độc quyền của thời trang bền vững. Nó vẫn đang là một điều tranh luận, thậm chí sa lầy vào chủ nghĩa giai cấp trong xã hội” – Amy Powney chia sẻ.
Amy Powney cũng bày tỏ quan điểm về việc mua đồ cũ: “Nếu bạn không thể mua thứ gì đó tốt hơn vì không đủ tiền, bạn nên mua ít hơn. Hoặc bạn cũng có thể mua đồ cũ”.
Tính bền vững không chỉ là một từ thông dụng, nó còn mang tính chất thực tiễn với những sản phẩm cụ thể
Trong khoảng 4 năm qua, số lượng quần áo được mô tả là bền vững đã tăng gấp 4 lần, tuy nhiên tác động của ngành thời trang lại đang tồi tệ hơn. Các thương hiệu đang cố gắng dán nhãn sản phẩm của họ là xanh nhưng thực sự không phải như vậy.
“Không có gì là bền vững. Đối với tôi tình bền vững là một tư duy. Thuật ngữ bền vững chỉ có thể thực sự được kết nối với sản phẩm hiện hữu” – Amy Powney cho biết.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Tính bền vững không chỉ là một từ thông dụng
Vinnie (lược dịch)