Piktina – Những thuật ngữ thường được nhắc đến trong thời trang xanh như “Phân huỷ sinh học”, “Vòng khép kín”…cụ thể được hiểu như thế nào?

Theo thống kê, có không ít những thuật ngữ bị mô tả sai lệch khi sử dụng để tiếp thị quần áo thuộc thời trang bền vững. Hãy cùng điểm qua về ý nghĩa của những thuật ngữ phổ biến này là gì nhé!

Có nhiều thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực thời trang xanh

Phân huỷ sinh học

Thuật ngữ “Phân huỷ sinh học” thường được sử dụng để ám chỉ một sản phẩm sẽ phân huỷ thành các mảnh nhỏ hơn khi hết hạn sử dụng, thay vì được vứt ra và tồn tại ở các bãi rác. Các chất liệu như polyester, nylon…thường mất hàng trăm năm để phân huỷ. Trong khi đó các loại sợi tự nhiên như bông, vải lanh, tơ tằm, gai dầu…lẽ ra sẽ phân huỷ nhanh hơn nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy vì bị xử lý qua thuốc nhuộm, pha trộn với các loại sợi khác để sản xuất hàng dệt may.

Theo nhiều nghiên cứu, sợi vải có nguồn gốc tự nhiên sẽ phân huỷ nhanh hơn khi chôn lấp trong đất. Có thể phân huỷ sinh học được là một tiêu chuẩn cao trong thời trang, khi một món đồ có thể phân huỷ hoàn toàn, ủ phân tạo chất hữu cơ giàu dinh dưỡng cho đất.

Sợi vải có nguồn gốc tự nhiên sẽ phân huỷ nhanh hơn khi chôn lấp trong đất

Nếu không được làm từ 100% chất hữu cơ và chưa được chứng nhận bởi các hiệp hội chuyên về phân huỷ sinh học thì sản phẩm đó không được công nhận là có thể phân huỷ sinh học được.

Nhựa sinh học

Thuật ngữ này đặc biệt khi được sử dụng để mô tả 2 điều khác nhau. Có thể là nhựa sinh học làm bằng vật liệu sinh học như: tinh bột ngô, mía…hoặc cũng có thể là nhựa phân huỷ sinh học. Không phải tất cả các loại nhựa sinh học đều có khả năng phân huỷ sinh học và không phải tất cả các loại nhựa có thể phân huỷ sinh học đều có nguồn gốc sinh học.

Tính mơ hồ của thuật ngữ này gây ra một số vấn đề. Trên thị trường chỉ, có một số sản phẩm là nhựa sinh học chỉ chứa một phần ít nguyên liệu đầu vào có thể tái chế, trong khi số còn lại là nhiên liệu hoá thạch. Nhựa sinh học có thể tồn tại hàng nghìn năm và không phân huỷ sinh học. Đồng thời những sản phẩm nhựa sinh học có thể không được tái chế khi bị vứt đi.

Không phải tất cả các loại nhựa sinh học đều có khả năng phân huỷ sinh học

Vòng khép kín

Giống như nhựa sinh học, có 2 cách mà thuật ngữ vòng khép kín được sử dụng trong thời trang. Một là đề cập đến cách các hoá chất được quản lý trong quá trình sản xuất và hai là một hệ tuần hoàn, trong đó quần áo cùng các nguyên vật liệu được thiết kế để có thể mặc, sửa chữa và tái chế trong một vòng lặp.

Khi thuật ngữ vòng khép kín được sử dụng liên quan đến hoá chất là đề cập đến các quy trình trong chuỗi cung ứng, cụ thể hơn là quy trình xử lý vật liệu nơi hoá chất được thu hồi để sử dụng. Thay vì xả thải ra nguồn nước, hoá chất được giữ và đưa lại quá trình sản xuất. Quy trình này cần tuân thủ 3 nguyên tắc cốt lõi gồm: Loại bỏ chất thải và ô nhiễm, tuần hoàn nguyên liệu và tái tạo tự nhiên.

Tính tuần hoàn trong thời trang là yếu tố quan trọng hướng đến sự bền vững

Sự suy thoái

Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong thời trang dạo gần đây. Nó tập trung vào ý tưởng tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện nay, xét về mặt khai thác và sử dụng tài nguyên không tương thích với phát triển bền vững.

Vì áp dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau nên khó xác định ngữ nghĩa của thể của từ này trong thực tế. Một số thương hiệu sử dụng theo cách “hạn chế hơn” để giải thích về việc họ tiếp tục kiếm được nhiều tiền mà không ảnh hưởng đến tài nguyên tự nhiên. Hoặc cũng có thể để mô tả những nỗ lực được coi là “tăng trưởng có trách nhiệm”, ví dụ như hạn chế sản xuất thừa.

Suy thoái được xem là vấn đề chung trong xã hội, không riêng gì thời trang

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Thuật ngữ thời trang xanh: “Phân hủy sinh học” và “Vòng khép kín” là gì?

 

Vinnie (Lược dịch)



Spread the love