Thời trang nhanh đang dần thất thế?
Piktina – Doanh thu và lợi nhuận của các thương hiệu thời trang nhanh đang sụt giảm đáng kể. Liệu thời trang nhanh đang dần thất thế trước những mục tiêu bền vững đang được đẩy mạnh?
Tình trạng đáng báo động
Boohoo báo cáo lợi nhuận bán hàng của họ giảm gần như 1 nửa trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng càng suy yếu, trong khi đó các chi phí sản xuất tại tăng.
Chuyên trang về thời trang online này cho biết lợi nhuận trước thuế của họ đã giảm 94% xuống còn 7,8 triệu bảng Anh tính đến ngày 28/2/2022. Doanh số bán hàng tăng 14%, lên gần 2 tỷ bảng Anh nhưng mức tăng trưởng này giảm hơn 40% so với cùng kì năm ngoái. Boohoo đưa ra nguyên nhân là do việc giao hàng ra nước ngoài bị đình trệ vì gián đoạn vận chuyên quốc tế trong tình hình dịch bệnh Covid-19.
Chi phí vận chuyển hàng hoá từ các nhà mát đã tăng 22 triệu bảng Anh, trong khi hoá đơn gửi hàng cho khách tăng 38 triệu bảng Anh. Chi phí tiếp thị cũng tăng cao khi Boohoo cho chạy lại các thương hiệu mới được mua trong thời kì đại dịch như: Debenhams, Dorothy Perkins, Burton.


Công ty này cho biết họ dự kiến sẽ phải đối mặt với việc chi phí sản xuất gia tăng trong năm tới và đang hướng đến mục tiêu “tối đa hoá hiệu quả”, bao gồm tăng cường tự động hoá tại các kho hàng của mình.
Tại Anh, Boohoo đã nâng mức giá một số mặt hàng để phù đắp vào chi phí hậu cần. Tuy nhiên hiện thương hiệu này đã chuyển khoảng 20% sản lượng từ châu Á sang Bắc Phi và Thổ Nhĩ Kỳ, giúp cắt giảm chi phí, cải thiện việc vận chuyển khi trong đại dịch, việc chuyển hàng kéo dài hơn dự kiến. Nhà máy mới của Boohoo tại Anh sẽ tăng gấp đôi sản lượng lên 40.000 sản phẩm trong những tuần tới.
John Lyttle, Giám đốc điều hành của Boohoo cho biết công ty se tiến hành “đánh giá cạnh tranh hàng ngày” về giá cả một số mặt hàng để cân nhắc về việc tăng – giảm cho phù hợp với bố cảnh hiện tại và có thể cạnh tranh với các đối thủ.
Boohoo cho biết việc tăng trưởng doanh số bán hàng có khả năng giảm xuống dưới 5% trong năm nay, tính đến tháng 2/2023. Doanh số sẽ giảm cho đến tháng 5/2023 sau đó sẽ dần phục hồi.


Nhu cầu thời trang nhanh ngày càng thay đổi, chi phí nguyên vật liệu/vận chuyển cao, hậu quả của đại dịch…là những điều khiến các thương hiệu thời trang nhanh và siêu nhanh đang bị lung lay và dần thất thế. Sự khó khăn của Boohoo là minh chứng rõ ràng nhất.
Vẫn còn đó cái tên nổi lên trong ngành thời trang nhanh
Nói đến thời trang nhanh, chắc chắn không thê rkhoong nhắc Shein. Theo tờ The Guardian, gã khổng lồ thương mại điện tử được đinh giá 100 tỷ USD, tương đương với Zara và H&M cộng lại. Shein đã vươn lên từ vị trí tương đối mờ nhạt để thống trị thị trường thời trang nhanh, đạt doanh thu từ 2 tỷ USD năm 2018 lên 15,7 tỷ USD năm 2021.
Môt hình sản xuất hàng may mặc của họ, cộng với nhu cầu người dùng đã tung ra 10.000 sản phẩm mới mỗi ngày. Các mốc thời gian không đổi, cùng với đó là đẩy mạnh việc khách hàng phải mua ngay và không thể mặc bất cứ thứ gì hai lần.
Doanh nghiệp có trụ sở tại Quảng Châu, được thành lập vào năm 2008 bởi Chris Xu, và có 7.000 nhân viên. Nó được dự đoán trước về mô hình “thử nghiệm và lặp lại”, chỉ có 6% hàng tồn kho của Shein vẫn còn trong kho trong hơn 90 ngày.


Trong khi Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu đưa ra những thực tế rõ ràng về tình trạng khẩn cấp về khí hậu toàn cầu thì thành công của Shein là một phần nghịch lý. Mức độ phổ biến bất thường của Shein, bất chấp ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. Cùng với đó là các hoạt động gây tranh cãi như cắt bỏ các thiết kế từ nhãn mác nhỏ đến sản xuất dây chuyền hình chữ thập ngược hay điều kiện lao động trong tình trạng báo động.
Từ những diễn biến thực tiễn, thời trang nhanh liệu đã hết thời hay vẫn manh nha phát triển?
Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết: Thời trang nhanh đang dần thất thế?
Vinnie (Lược dịch)