Thời trang làm ô nhiễm môi trường đại dương
Piktina – Những tác động tiêu cực của ngành thời trang đến tự nhiên là quá rõ ràng, đặc biệt với môi trường biển và đại dương.
Rất nhiều sợi Polymaide và vi sợi xenluloza được tìm thấy khi phân tích trong nguồn nước biển ở Nam Thái Bình Dương. Ngay sau đó, một phong trào được tạo ra nhằm nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin về tác động của ngành dệt may đối với môi trường nước. Có thể khó nhận thấy mối liên hệ giữa quần áo chúng ta mặc hằng ngày và sự ô nhiễm của đại dương, tuy nhiên các vi sợi dệt may được phát ra từ máy giặt vẫn đang dần xâm chiếm nguồn nước biển và đại dương.
Trong một nghiên cứu khoa học được thực hiện vào năm 2021, 35-72% sợi trong các mẫu lấy từ môi trường biển có nguồn gốc tự nhiên (gồm bông và len) hoặc từ các quá trình sử dụng sợi tự nhiên (ví dụ như xenluloza làm nhớt) so với 14-50% có nguồn gốc tổng hợp (polyester, nylon, acrylic…)
Thomas Stanton – Nhà nghiên cứu tại Đại học Loughborough (Anh), chuyên nghiên cứu ô nhiễm các sợi vi dệt trong đại dương cho biết: “Trong sợi bông không hữu cơ có chứa thuốc trừ sâu và hoá chất độc hại, vì vậy ngay cả những sợi nhỏ tự nhiên cũng nguy hiểm cho đại dương, thậm chí là sông”.

Nhưng tại sao các sợi nhỏ này lại xuất hiện dưới biển? Tuỳ thuộc và kích thước, các sợi được vận chuyển bằng các con đường khác nhau. Chúng kết thúc trong nước thải do ma sát xảy ra khi giặt quần áo.
Theo Quỹ Ellen McArthur, lượng vi sợi tích luỹ đi vào đại dương từ năm 2015 – 2050 có thể vượt qua 22 triệu tấn. Những sợi nhỏ dệt may được tìm thấy với số lượng rất lớn ở biển và đại dương, tuy nhiên không thể phân huỷ tự nhiên và ngày càng gia tăng không ngừng tình trạng ô nhiễm.
Việc tiêu thụ quần áo ngày càng tăng, vì vậy ngày càng có nhiều vi sợi nhỏ hơn trong đại dương. Ngay cả khi vi sợi tự nhiên có thể phân huỷ nhanh hơn sợi tổng hợp, thì việc phát thải vào môi trường nước cũng là điều không nên vì đại dương không thể thích nghi và đối phó với vấn đề này.

Chúng ta phải mua ít hơn, giặt quần áo ít hơn, không giặt đồ ở nhiệt đố quá 30 độ C. Nhưng nỗ lực không chỉ đến từ mỗi người, các thương hiệu thời trang cũng phải liệt kê rõ ràng những hoá chất khi sản xuất quần áo, đồng thời khuyến cáo về cách giặt ủi an toàn.
Nhìn nhận xa hơn, chúng ta cần tìm ra các giải pháp ở cấp độ công nghiệp, nghiên cứu các loại vải để chúng ít bị sờn hơn trong quá trình giặt, công nghệ để lọc nước trong mắt giặt và các nhà máy xử lý nước. Các chính phủ cũng cần phải hành động.
Tại Pháp, có quy định về việc cá máy giặt mới được bán phải trang bị bộ lọc sợi nhỏ bắt đầu từ ngày 1/1/2025.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Thời trang làm ô nhiễm môi trường đại dương
Giang (lược dịch)