Piktina – Những nhà thiết kế tiên phong đang đem đến sự thay đổi ở châu Phi nhờ ngành công nghiệp dệt may.

Trong khi 2/3 các nước châu Phi sản xuất bông nhưng 81% được xuất khẩu ra các châu lục khác, rất ít để lại sử dụng ở địa phương. Một báo cáo gần đây của UNESCO cảnh báo rằng xuất khẩu đang hạn chế sự phát triển của ngành dệt may và thời trang tại châu Phi, gây tổn hại đến các cơ hội kinh tế của khu vực.

Ngành dệt may ở châu Phi, phát triển vào những năm 60 và 70 nhưng suy tàn khi quần áo cũ sản xuất ở nước ngoài tràn vào thị trường sau làn sóng chính sách tự do hóa thương mại.

Sự quan tâm toàn cầu đối với hàng hóa do châu Phi sản xuất đã tăng lên trong những năm gần đây, được thúc đẩy bởi những mô tả hiện đại về lục địa này trong văn hóa may mặc. Xu hướng thời trang hiện đại sử dụng các loại vải và cấu trúc châu Phi đã được giới trẻ đón nhận.

Trước đây, ngành công nghiệp thời trang Châu Phi mang hơi hướng theo quan điểm Châu Âu nhưng trong vài năm gần đây, những người sáng tạo và nhà thiết kế đang nỗ lực hơn nữa để truyền đạt và nhấn mạnh lại họ là ai theo cách đúng với bản thân họ và cộng đồng.

Phong trào “Sản xuất tại Châu Phi” đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là trong tầng lớp trung lưu đang phát triển của lục địa này. Nhưng các nhà sáng tạo châu Phi cho biết nhiều người trên lục địa này vẫn không thể tiếp cận được thiết kế của họ do chi phí sản xuất và nhập khẩu hàng dệt may cơ bản cao, ảnh hưởng đến giá cả chung.

Chính phủ các quốc gia ở châu Phi kêu gọi hạn chế nhập khẩu hàng dệt may và tăng cường sản xuất nhiều mặt hàng hơn.

Các nhà đầu tư thời trang châu Phi cho rằng đầu tư vào các nhà thiết kế cá nhân là phổ biến nhưng không giải quyết được các vấn đề cơ cấu mà các nhà tài trợ và hoạch định chính sách phải giải quyết để ngành này phát triển, chẳng hạn như năng lực sản xuất địa phương. Họ nói rằng nếu không có các biện pháp như vậy, các khoản đầu tư có thể chỉ dẫn đến thành công ngắn hạn hơn là các hoạt động kinh doanh bền vững có thể mở rộng quy mô.

Quỹ tác động cho các nhà sáng tạo châu Phi (IFFAC), một cơ quan đầu tư vào các doanh nghiệp sáng tạo trên khắp châu Phi, cho biết đang xem xét việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp năng lực cho các nhà thiết kế phát triển, để họ có thể tiếp cận các loại hàng dệt khác nhau tại địa phương.”

IFFAC hỗ trợ các doanh nghiệp thời trang bền vững bằng các khoản tài trợ và đầu tư lên tới 1,7 triệu bảng Anh. Gần đây họ đã mua một nhà máy ở Ghana trước đây thuộc sở hữu của chính phủ để tăng năng lực sản xuất dệt may địa phương. Các nhà thiết kế cho biết các biện pháp này có thể mang tính biến đổi.

Thời trang châu Phi vẫn còn rất non trẻ và cần nhiều yếu tố khác nhau để tạo ra mọi thứ ở chất lượng cao.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Thời trang có thể thay đổi châu Phi 

 

Vinnie (Lược dịch)

Spread the love