Thời trang bền vững tại Việt Nam
Piktina – Theo dự báo, các thương hiệu thời trang bền vững, thân thiện với môi trường sẽ ngày càng phát triển tại Việt Nam. Người tiêu dùng ngày càng nhận thức được các hoạt động bền vững của ngành may mặc và chuỗi cung ứng không được kiểm soát.
Một số liệu được thống kê từ năm 2022 cho biết có tổng cộng 6 tỷ lượt xem liên quan đến hashtag #Sheinhaul và 3,1 tỷ cho #Zarahaul. Những con số này cho thấy nhiều người vẫn đang thích xem xem các video liên quan đến các thương hiệu thời trang nhanh như: Shein, Zara, H&M…Mặc dù các sản phẩm đến từ những thương hiệu này có giá cả phải chăng, nhưng hầu hết đều đặt ra vấn đề về thời trang bền vững và đạo đức.
Việc xây dựng một thương hiệu thời trang bền vững đòi hỏi thời gian, cân bằng giữa các yếu tố gồm: Lợi nhuận, nguồn nhân lực và môi trường.
Tại Việt Nam, có một số thương hiệu đã đi theo giá trị bền vững, nhân văn ngay từ đầu. Bất chấp những khó khăn, họ dần củng cố tên tuổi của mình trong giới thời trang đầy cạnh tranh, thúc đẩy sự bền vững thông qua từng bộ quần áo, phụ kiện bán ra.
Thời trang bền vững tại Việt Nam đang có những bước phát triển đáng chú ý, nhưng vẫn còn chứa đựng những vấn đề. Từ kế hoạch tái chế, chương trình tiết kiệm năng lượng sản xuất hay hậu cần. Một số thương hiệu thời trang thậm chí đưa tính bền vững vào hoạt động của họ như: chính sách quản lý minh bạch, môi trường làm việc có đạo đức, thiết kế thông minh và hiệu quả…Tất cả đều nhằm mục đích sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhân, giảm thiểu lãng phí, giúp việc kinh doanh trở nên thực sự tốt đẹp ở nhiều khía cạnh.
Thông thường, bảo vệ môi trường là điều đầu tiên được nghĩ đến khi đề cập về tính bền vững. Theo Liên minh thời trang bền vững của Liên hợp quốc, khoảng 500 tỷ USD bị lãng phí hàng năm do thiếu hụt tái chế.
Ở Việt Nam, có một số những thương hiệu local brand theo đuổi định hướng thời trang bền vững, hành động tốt với môi trường và thậm chí quảng bá hình ảnh, nghệ thuật thủ công bản địa. Ví dụ như cam kết khuyến khích tiêu dùng bền vững thông qua thời trang, tăng tuổi thọ của sản phẩm bằng cách cải thiện chất lượng dệt may, sử dụng vải 100% cotton nguyên chất có thể phân huỷ, cung cấp dịch vụ sửa chữa miễn phí cho khách hàng.
Ngoài ra, các thương hiệu thường có chương trình tái chế, khuyến khích khách hàng không sử dụng nhựa khi mua sắm, hỗ trợ các dự án bền vững.
Lợi ích của việc đưa các chiến lược phát triển bền vững vào những thương hiệu thời trang không chỉ dừng lại ở việc giải quyết các thách thức xã hội và môi trường địa phương, mà còn hướng tới việc chuyển đổi lợi thế cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.
Cạnh tranh xuất khẩu quốc tế rất khốc liệt. Trung Quốc, Campuchia, Bangladesh và Pakistan là những đối thủ cạnh tranh chính trong xuất khẩu dệt may toàn cầu, đặc biệt sang các thị trường lớn như Châu Âu và Mỹ. Để chiến thắng, sản xuất bền vững là yếu tố quyết định để thu hút doanh nghiệp.
Nghiên cứu cho thấy quần áo được sản xuất bền vững quan trọng đối với hầu hết người tiêu dùng. Trong số những người được hỏi, 42% quan tâm đến trách nhiệm môi trường, 36% quan tâm đến trách nhiệm xã hội và 22% quan tâm đến thực hành đạo đức và minh bạch.
Để cải thiện đề xuất bán hàng, ngành dệt may Việt Nam, các thương hiệu thời trang địa phương có thể kết hợp các phương pháp bền vững trong hoạt động của mình.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Thời trang bền vững tại Việt Nam
Giang (Lược dịch)