Piktina – Nâng cấp và phát triển các loại vải tái chế là vấn đề được chú trọng trong kế hoạch hướng đến thời trang bền vững.

Thực trạng thời trang nhanh

Sự nổi lên của thời trang nhanh giúp người tiêu dùng có thể mua tất cả các loại quần áo và phụ kiện với giá thấp hơn. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp thời trang trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, thời trang nhanh lại kéo theo hàng loạt vấn đề về môi trường. Khối lượng hàng may mặc được sản xuất trên toàn thế giới đã tăng từ 5 tỷ chiếc vào năm 2000 lên 10 tỷ chiếc vào năm 2020. Lượng mua hàng may mặc trên toàn cầu sẽ tăng lên 17,5 tỷ tấn vào năm 2050.

Từ việc sản xuất nguyên liệu thông qua vòng đời sản phẩm, xử lý vải đã qua sử dụng, ngành công nghiệp thời trang trên toàn thế giới tiêu thụ 215 nghìn tỷ lít nước mỗi năm, chiếm 1/5 lượng nước tiêu thục toàn cầu và thải ra 3,3 tỷ tấn khí nhà kính. Quần áo bị vứt bỏ lên đến 460 tỷ USD mỗi năm, nhưng tỷ lệ thu hồi chỉ là 13%.

Thời trang nhanh có những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên

Để thay đổi tác động tiêu cực của ngành thời trang nhanh, các doanh nghiệp và thương hiệu đang ngày càng coi trọng tính bền vững, sử dụng vật liệu tái chế hoặc phân huỷ sinh học như: sợi, casein chiết suất từ tảo biển và sữa để làm ra vải. Họ cũng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải tiến quy trình sản xuất sản phẩm, biến rác thải nhựa thu gom từ bãi biển thành vật liệu có thể dùng được.

Về phía người tiêu dùng, họ có thể đánh giá tính bền vững của quá trình tạo ra sản phẩm trước khi mua hàng. Đồng thời khuyến khích tái chế và sử dụng đồ cũ, từ quần áo đến giày dép, phụ kiện để giảm thiểu lãng phí.

Hệ thống tái chế

Trước xu hướng thời trang đang thay đổi nhanh chóng, liệu có điểm cuối sinh thái nào cho hàng tấn quần áo và phế liệu dệt may bị loại bỏ?

Tại Hong Kong, một hệ thống xử lý chất thải dệt may có tên gọi Billie đã tạo ra những thay đổi rõ rệt, mang lại luồng sinh khí mới cho chất thải dệt may và các sản phẩm dệt đã qua sử dụng.

Hệ thống này kết hợp các công nghệ hiện đại để biến chất thải dệt may và các sản phẩm đã qua sử dụng thành sợi tái chế chất lượng cao. Hệ thống Billie không giống như các hệ thống tái chế cơ học khác. Sau khi loại bỏ thủ công các phần trang trí như: cúc áo, khoá kéo…hệ thống có thể tự động sắp xếp màu sắc của quần áo đã qua sử dụng và vải bị loại bỏ. Sau đó nó sẽ phân huỷ thành sợi một cách cơ học, trải qua 2 giai đoạn khử trùng bằng tia UV. Các sợi được làm vệ sinh sau đó được chải thô thành các mảnh, cuối cùng được kéo thành sợi và biến thành nguyên liệu thô cho sản xuất quần áo.

Các hệ thống tái chế vải đang được đầu tư và phát triển trên toàn thế giới

Đặc điểm nổi bật của Billie là không tiêu tốn nước, không xả nước thải, không thải các chất hoá học độc hại. Chất hoá học duy nhất được sử dụng trong quá trình tái chế là Ozone, chiết xuất từ không khí và cuối cùng được chuyển đổi trở lại thành Oxy và thải vào khí quyển.

Những giải pháp được đưa ra

Chủ động nâng cao nhận thức về tiêu dùng xanh

Khuyến khích ngành công nghiệp thời trang sử dụng sợi thân thiện với môi trường

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải và từng bước nâng cao tỷ lệ thu hồi hàng dệt may lên 25%

Xử lý một lượng lớn hàng tồn kho dư thừa hàng may mặc được sản xuất bởi các thương hiệu thời trang cao cấp

Quan tâm đến việc thúc đẩy phát triển bền vững, có thể cung cấp sợi thu hồi đến các nhà máy để biến thành sợi tái chế, sau đó sản xuất thành các trang phục khác, những loại quần áo thân thiện với môi trường.

Mỗi thương hiệu, doanh nghiệp đều không thể bỏ qua chủ đề bền vững và sợi tái chế thân thiện với môi trường là bước tiến lớn tới sự phát triển bền vững

Ngành thời trang hướng đến sự bền vững

Với người tiêu dùng, nên nhận thức rõ hơn về tính bền vững, trở thành người tiêu dùng thông thái, hướng đến việc sử dụng những đồ second hand, hàng dệt may có nguồn gốc từ chất liệu thân thiện với môi trường, tái chế quần áo. Chỉ khi cách tiêu dùng thay đổi, mới thực sự có thể giảm thiểu chất thải thời trang và tác động của nó đến môi trường.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Thời trang bền vững – Sự trỗi dậy của vải tái chế

Vinnie

Spread the love