Tại sao quần áo tái chế rất khó tái chế?
Piktina – Hầu hết các mẫu quần áo cơ bản đều không được thiết kế để tái chế.
Ngày nay, ngành công nghiệp dệt may càng ngày càng sản xuất thêm nhiều quần áo. Động lực cho điều này chủ yếu là kinh tế, hơn là nhu cầu của con người. Trong thập kỉ vừa qua, thuật ngữ “kinh tế vòng tròn” đã được đưa vào từ vựng của ngành thời trang, trong đó các vật liệu được tạo ra để tái sử dụng và tái chế theo từng thiết kế.
Trên trang Fast Company, những chuyên gia đưa ra nhận định việc chưa thấy mức độ tái chế trong lĩnh vực thời trang như những gì được kì vọng. Điều này khiến việc tái chế quần áo thành quần áo khó hơn nhiều.
Việc sử dụng polysester và bông tái chế của các thương hiệu như H&M, Cotton ON là những khía cạnh chính trong các sáng kiến bền vững, nhưng nguồn gốc của những loại sợi tái chế này thường không phải từ quần áo. Polyester tái chế có xu hướng từ chai nhựa, bông tái chế thường được làm từ chất thải sản xuất.
Trên thực tế, hầu hết quần áo không được thiết kế để tái chế. Ngay cả khi đúng như vậy, ngành công nghiệp thời trang vẫn thiếu các loại cơ sở hạ tầng cần thiết để thực sự áp dụng mô hình kinh tế vòng tròn.
Tại sao việc tái chế quần áo lại khó khăn?
Tái chế quần áo không giống như tái chế giấy, thuỷ tinh hay kim loại. Quần áo luôn biến hoá khôn lường và không thể đoán trước được. Vì vậy, chúng không lý tưởng cho các công nghệ tái chế, đòi hỏi nguồn nguyên liệu ổn định và nhất quán.
Ngay cả một bộ quần áo có vẻ đơn giản cũng có thể chưa nhiều chất liệu, với hỗn hợp sợi như cotton, polyester, elastane…
Các loại sợi khác nhau có khả năng tái chế khác nhau. Sợi tự nhiên như len, bông có thể được tái chế một cách cơ học. Trong quá trình này, vải được cắt nhỏ và kéo thành sợi, từ đó vải mới có thể đưa trở lại vào dệt hoặc dệt kim. Các sợi ngắn hơn qua quá trình cắt nhỏ, dẫn đến chất lượng sợi thấp và vải cũng kém hơn. Bông tái chế thường được trộn với bông nguyên chất để đảm bảo chất lượng tốt hơn.
Hầu hết các loại vải đều được nhuộm bằng hoá chất, điều này gây ảnh hưởng đến việc tái chế. Nếu vải ban đầu là một hỗn hợp của nhiều màu, sợi hoặc vải mới có thể sẽ cần tẩy trắng để nhuộm màu mới.
Một loại quần áo phức tạp ví dụ như áo khoác có thể chứa hơn 5 chất liệu khác nhau, cùng với đó là các chi tiết trang trí như cúc áo, khoá kéo. Nếu mục tiêu của việc tái chế là tạo ra vật liệu gần giống với nguyên bản nhất, thì trước tiên tất cả các thành phần và sợi của quần áo phải được tách riêng. Những điều này đòi hỏi nhiều lao động và tốn kém.
Ngoài cơ học, còn có tái chế sinh học và hoá học. Chất thải xơ có thể được ủ thành phân bón cho vụ bông mới hay sơi tổng hợp như polyster, polyamide được tái chế hoá học. Tuy nhiên quần áo thường bị nhiễm bẩn bởi các chất liệu kahcs nhau, nên việc tác rời khác mất công.
Vấn đề về nhựa
Hầu hết tất cả polyester tái chế trong quần áo ngày nay đều từ chai nhựa tái chế. Với sự gia tăng nhanh chóng trong việc sản xuất sợi tổng hợp và tác động chưa được biết đến của vi nhựa, câu hỏi vẫn còn là liệu quần áo có nên được làm từ các vật liệu không tương thích về mặt sinh học hay không?
Quần áo polyester bất kể từ nguồn sợi nào đều gây ô nhiễm vi nhựa do rụng sơi khi mặc và giặt. Một thế hệ về sợi tổng hợp mới từ các nguồn có thể tái tạo (tái chế và phân huỷ sinh học) mở ra tương lai hứa hẹn phía trước. Ví dụ như sợi Kintra được làm từ ngô.
Giảm và tái sử dụng trước khi tái chế
Có nhiều minh chứng cho thấy việc giảm tiêu thụ quần áo bằng cách mặc đồ lâu hơn và mua đồ cũ sẽ tốt hơn là mua quần áo bằng sợi tái chế. Ngay cả thời trang đã qua sử dụng cũng không phải là không có vấn đề khi bạn xem xét quy mô và tốc độ sản xuất quần áo ngày nay.
Việc sử dụng đồ second hand góp phần hạn chế tác động đến môi trường, giảm thiểu việc vứt bỏ hàng dệt may đã qua sử dụng ra bãi rác khi không thể tái chế được.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Tại sao quần áo tái chế rất khó tái chế?
Pita