Piktina – Ngày càng nhiều thương hiệu chuyển sang sử dụng sợi tái chế, nhưng những lo ngại vẫn còn đó khi đây không phải là giải pháp tối ưu nhất để đạt đến sự bền vững.

Thực trạng việc sử dụng vải tái chế

Ngày nay, khoảng 69% quần áo được làm từ sợi tổng hợp, bao gồm elastane, nylon và acrylic. Polyester là loại phổ biến nhất, chiếm 52% tổng sản lượng sợi. Đồ bền và tính linh hoạt, độc đáo của nhựa polyester khiến cho nó không thể thiếu trong ngành thời trang.

Nguyên liệu thô cho những sợi này là nhiên liệu hoá thạch. Sản xuất dệt may tiêu thụ 1,35% sản lượng dầu toàn cầu. Các chất tổng hợp cũng liên tục có tác động lâu dài sau khi sản xuất, làm phát thải các vi sợi nhựa ra môi trường khi quần áo được giặt.

Những loại vải tái chế được đưa vào sử dụng với mục đích tăng tính bền vững trong ngành thời trang

Trên thực tế, ngày càng nhiều thương hiệu đang chuyển sang sử dụng các phiên bản tái chế của sợi tổng hợp để bền vững và có ý thức hơn. Đây có vẻ như là một “chiến thắng” về môi trường. Nhưng khi khi các thương hiệu dệt nhiều loại sợi tái chế này đưa vào hàng may mặc, câu hỏi đặt ra là “Liệu nó chỉ có thể vá lỗi tạm thời cho những tác hại đến môi trường từ thời trang hay không?”.

Vật liệu thay thế tái chế phổ biến cho chất tổng hợp nguyên chất là chai polyethylene terephthalate (PET), loại chai nhựa được sản xuất hàng tỷ chiếc mỗi năm. Các nghiên cứu cho thấy, nguồn polyester tái chế từ chai nhựa có thể giảm lượng khí thải lên đến 32% so với polyester nguyên sinh.

Nhu cầu về chất liệu tổng hợp tái chế từ các ngành công nghiệp bao gồm cả thời trang dự kiến sẽ tăng nhanh. Nike đang là công ty sử dụng polyester tái chế cao nhất, chuyển đổi trung bình hơn 1 tỷ chai nhựa mỗi năm ra khỏi các bãi chôn lấp. Nhiều thương hiệu lớn cũng đặt mục tiêu tương tự. H&M, J Crew và Gap Inc là một trong hơn 70 thương hiệu cam kết tăng thị phần polyester tái chế lên 45% vào năm 2025.

Những bãi rác thải của ngành công nghiệp thời trang là vấn đề nan giải

Tuy nhiên, việc nhiều thương hiệu mô tả các loại vải tái chế họ sử dụng là bền vững khiến các chuyên gia lo ngại người tiêu dùng có thể tin rằng việc mua hàng là không có tác động tiêu cực đến môi trường.

Chai nhựa PET là một phần của hệ thống tái chế khép kín, nơi chúng có thể được tái chế hiệu quả ít nhất 10 lần. Ngành công nghiệp may mặc đang lấy từ vòng lặp khép kín này và chuyển nó vào hệ thống tuyến tính, bởi vì hầu hết những bộ quần áo được sản xuất từ đó sẽ không được tái chế lại. Việc chuyển đổi nhựa từ chai lọ thành quần áo thực sự có thể đẩy nhanh con đường đưa các sản phẩm đến bãi rác, đặc biệt đối với các loại quần áo thời trang chất lượng thấp, nhanh chóng bị loại bỏ chỉ sau vài lần sử dụng.

Tính bền vững trong ngành may mặc là một vấn đề thực sự phức tạp

Đang có những động thái sử dụng hàng dệt may tái chế làm nguyên liệu cho quần áo mới. Chưa đến 1% quần áo hiện được tái chế thành sợi mới. Việc thổi phồng tác động phát thải thấp hơn của sợi tái chế làm xao lãng nguồn phát thải lớn hơn trong thời trang. Các quá trình như: xử lý xơ thành sợi, nhuộm, hoàn thiện…tiêu tốn năng lượng chiếm 76% của một khí thái vòng đời hàng may mặc.

Giải pháp nằm ở việc tìm ra những cách thay thế khả thi cho các chất tổng hợp có nguồn gốc từ nhiên liệu hoá thạch có cùng đặc điểm hiệu suất. Đã có những nghiên cứu về việc phát triển các loại sợi dựa trên sinh học từ ngô và lúa mì. Sợi có thể được quay trở lại các thành phần cơ bản của nó thông qua tái chế hoá học và được sử dụng làm nguyên liệu thô trong sản xuất sợi tròn.

Thói quen mua sắm của người tiêu dùng có tính chất rất quan trọng trong việc thay đổi ngành thời trang

Nhưng sẽ không có một sáng tạo nào có thể giải quyết được vấn đề phức tạp về nhựa của ngành thời trang. Một số người cho rằng, câu trả lời thực sự là chuyển ngành công nghiệp này khỏi mô hình sản xuất và tiêu dùng quà mức. Các thương hiệu thời trang tung ra hàng chục bộ sưu tập quần áo mới mỗi năm, mọi người mua quần áo nhiều hơn 60% so với năm 2000.

Ngành công nghiệp may mặc là một trong những ngành được quản lý chặt chẽ nhất trên thế giới. Cái chúng ta cần bây giờ là những biện pháp mang tính bắt buộc. Mỗi người đều có thể đưa ra các lựa chọn về đạo đức và chính trị. Cách đơn giản nhất để giải quyết các vấn đề là bắt đầu từ việc mua hàng của người tiêu dùng.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Quần áo làm từ vải tái chế có thực sự bền vững?

Vinnie (lược dịch)

Spread the love