Piktina – Trong khi những nỗ lực về việc giảm thải tác động của ngành thời trang đến môi trường, chúng ta cần có nhìn nhận trực tiếp về những hệ luỵ mà nó đang tạo ra.

Từ “bền vững” rất mơ hồ, khó hiểu và nói thẳng là đang bị lạm dụng trong ngành thời trang. Vậy thực chất “Thời trang bền vững là gì?”

Thời trang bền vững là gì?

Thời trang bền vững về cơ bản đề cập đến hàng may mặc và phụ kiện được sản xuất và/hoặc tiếp cận theo cách thực có trách nhiệm về mặt sinh thái và xã hội.

Lý do từ “tiếp cận” được đưa vào trong định nghĩa thời trang bền vững là vì thuật ngữ ngày không nên giới hạn trong việc chế tạo hoặc mua mới. Chúng ta chắc chắn có thể chọn mua sắm theo cách bền vững hơn, nhưng việc tham gia vào thời trang bền vững không đòi hỏi phải mua bất cứ thứ gì đó mới mẻ. Mặc những gì bạn có, mua sắm đồ cũ và trao đổi/mượn từ bạn bè cũng là những cách để tham gia và phong trào thời trang bền vững.

“Thời trang thân thiện với môi trường” và “Thời trang xanh” cũng là những thuật ngữ thể hiện rõ về trọng tâm giảm tác động của ngành thời trang đến môi trường.

Mặt khác, thời trang bền vững có thể được xem như một thuật ngữ tổng thể hơn, kết hợp thời trang có ý thức về môi trường và đạo đức.

Tại sao thời trang bền vững lại quan trọng đến vậy?

Nói một cách đơn giản, thời trang đã gây ra những tác động có hại đến môi trường và xã hội trong thời gian dài. Sự nổi lên của thời trang nhanh tạo thành vấn đề lớn về chế độ làm việc cho công nhân, ô nhiễm tự nhiên, phát thải khí carbon…

Thời trang nhanh có giá rẻ, sản xuất nhanh với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng. Nhưng những tác động của nó đến môi trường và xã hội lại rất tệ.

Công ty mẹ của Zara (Inditex) sản xuất khoảng 840 triệu sản phẩm may mặc mỗi năm. H&M sản xuất 3 tỷ mặt hàng hằng năm. Ngay cả khi các thương hiệu thời trang nhanh bắt đầu đưa một tỷ lệ nhỏ vải tái chế và hữu cơ vào các bộ sưu tập của họ, thì mức độ sản xuất này cũng không bao giờ có thể bền vững.

Những con số thống kê vẽ nên bức tranh của ngành thời trang nhanh hiện nay (số liệu cập nhật vào năm 2021)

Chỉ riêng sản xuất dệt may đã tạo ra 1,2 tỷ tấn CO2 tương đương trong năm 2015. Con số này nhiều hơn lượng khí thải từ tất cả các chuyến bay quốc tế, hàng hải và vận tải biển cộng lại.

Ngành công nghiệp thời trang phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch, phần lớn quần áo có gần 70% được làm từ polyester hoặc các loại vải tổng hợp khác vì chúng có giá rẻ.

Ngành công nghiệp thời trang được dự đoán sẽ tiêu thục 25% – 30% ngân sách carbon còn lại của thế giới vào năm 2050 nếu dựa theo tốc độ phát thải như hiện tại.

93 tỷ mét khối nước và 98 triệu tấn tài nguyên không thể tái tạo được khai thác mỗi năm phục vụ cho việc sản xuất dệt may.

Quần áo làm từ sợi tổng hợp là nguyên nhân gây ra tới 35% ô nhiễm vi nhựa toàn cầu.

Dệt may là nguyên nhân gây áp lực môi trường lớn thứ 4 ở EU (theo nghiên cứu của Cơ quan môi trường châu Âu).

Sản lượng quần áo tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2014, sản lượng hằng năm lần đầu tiên vượt quá 100 tỷ sản phẩm hàng may mặc vào năm 2014.

Giá trị hàng dệt may của một xe rác được chôn lấp hoặc đối trong mỗi một giây.

Thời trang có tác động lớn đến việc mất đa dạng sinh học tự nhiên.

Tất nhiên, bất kì tác động nào lên hành tinh thì đều tác động ngược lại đến con người. Trái đất là ngôi nhà duy nhất của chúng ta, với tư cách là con người và cũng là những sinh vậ sống, tất cả chúng ta đều là một phần của chính môi trường này.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Những con số đáng báo động về thời trang nhanh

Giang (lược dịch)

Spread the love