Piktina – Bên cạnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thời trang cần quan tâm đến các vấn đề về khí hậu.

Các thương hiệu thời trang đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ về những nỗ lực và hành động tích cực hơn đến môi trường.

Theo The Business of Fashion, có khoảng 30 thương hiệu thời trang đang có hành động nỗ lực đạt được các mục tiêu trong Hiệp định khí hậu Paris và phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Dù đã có những bước đi đạt được dấu ấn, nhưng về cơ bản, bức tranh lớn của ngành công nghiệp thời trang bền vững vẫn chưa có những hiệu quả thực sư. Các thương hiệu và công ty thời trang có thể đánh mất sự phù hợp với văn hoá thời đại, phá huỷ những giá trí lâu dài nếu không bắt tay vào hành động.

Người tiêu dùng đang có đòi hỏi cao hơn về tính bền vững đối với các thương hiêu, công ty trong ngành thời trang

Đa phần, các công ty trong ngành dệt may đang có sự tiến bộ trong việc giảm lượng khí thải ra môi trường nhưng lại còn yếu kém trong việc giảm chất thải. Đây là một trong những thách thức nghiêm trọng đối với ngành thời trang.

Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu là nhân tố góp phần lớn vào cuộc khủng hoảng khí hậu, việc giảm thiểu tác động của nó là điều vô cùng cần thiết hơn bất cứ ngành nghề nào khác. Ngành công nghiệp dệt may thải ra 1,2 tỷ tấn CO2 mỗi năm, nhiều hơn lượng khí thải của ngành vận tải biển và hàng không cộng lại. Theo một báo cáo vào năm 2021 từ Diễn đàn kinh tế thế giới, thời trang và chuỗi cung ứng là tác nhân gây ô nhiễm lớn thứ 3 trên thế giới sau thực phẩm và xây dựng, giải phóng 5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

Quá trình tạo ra vải sợi để làm quần áo và hàng dệt may là nguồn cơn gây phát thải nhiều nhất ra môi trường
Thời trang cần quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu nói riêng và môi trường nói chung

Tác động của ngành công nghiệp thời trang với biến đổi khí hậu là rất lớn. Mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng thời trang đều gây ra tác động đến khí hậu nói riêng và môi trường nói chung. Trong số tất cả các khía cạnh của thời trang, từ sản xuất đến vận chuyển, thì các loại vải sợi tạo phát thải nhiều nhất. Khoảng 2/3 lượng khí carbon của quần áo đến từ việc sản xuất vải sợi.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Ngành thời trang nên bắt kịp các mục tiêu về khí hậu

Giang

Spread the love