Piktina –  Thương hiệu thời trang đến từ Tây Ban Nha đang hiện thực hoá mục tiêu thời trang bền vững bằng việc cho ra mắt bộ sưu tập mới dựa trên chất liệu thân thiện với môi trường.

Được thành lập tại Barcelona vào năm 1984, Mango là thương hiệu quần áo từ Tây Ban Nha dần khẳng định được vị thế, có thể cạnh tranh với Zara, Balenciaga, Loewe. Mango chiếm lĩnh thị trường bán lẻ ở nhiều quốc gia trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên sự mở rộng và phát triển của Mango khiến câu hỏi đặt ra là thương hiệu thời trang này bền vững đến mức nào? Hãy cùng đi tìm lời giải!

Mango có bóc lột sức lao động của nhân công không?

Thương hiệu này không chỉ không sử dụng các xưởng làm việc bóc lột sức lao động, mà coi những người công nhân tham gia sản xuất sản phẩm của họ là một phần quan trọng trong sáng kiến bền vững, với tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể là hiện thực hoá các chương trình để tạo tác động đến các cộng đồng đang gặp khó khăn nơi Mango đang hoạt động, đặc biệt xung quanh các nhà máy.

Đây là thương hiệu thời trang đầu tiên của Tây Ban Nha công bố danh sách các nhà máy cấp 3 nhằm thúc đẩy khả năng truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch phúc lợi của người lao động.

Ruiz – Giám đốc điều hành của Mango

Mango gần đây cũng đã liên kết với Liên minh Zero Child Poverty, cam kết dẫn đầu trong các dự án hợp tác chống lại trình trạng nghèo khó cho trẻ em.

“Tại Mango, chúng tôi cố gắng tạo ra tác động tích cực đến tất cả các nhóm xung quanh, đặc biệt là những người cần nhất như trẻ em và thanh thiếu niên trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương” – Ruiz (Giám đốc điều hành của Mango) cho biết.

Liên kết giữa Mango và Zero Child Poverty cũng cam kết với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, đặc biệt là: Không nghèo, Không đói, Giáo dục chất lượng và Giảm bất bình đẳng.

Mango có tính bền vững không?

Chiến lược thiết kế vòng tròn 3 tầng của Mango gồm những thành phần chi tiết như:

“Đưa trở lại vòng lặp”: Quần áo được thiết kế đơn giản và các loại vải đơn lẻ để cho phép tái chế nhiều hơn trong chuỗi cung ứng.

“Tuổi thọ kéo dài”: Mục tiêu kéo dài tuổi thọ và tổng thế chất lượng của quần áo

“Không lãng phí”: Tái chế kết hợp phế thải dệt may vào chuỗi cung ứng tuần hoàn, mang lại sức sống mới cho chất thải thay vì vứt bỏ như rác thải.

Mỗi thành phần chiến lược này liên quan đến 3 hành động chính gồm: Cam kết sản phẩm; Cam kết hành tinh; Cam kết với mọi người.

Những tiêu chí được Mango theo đuổi: Hàng may mặc chất lượng cao, Tôn trọng trái đất và khía cạnh bền vững của con người. Bằng cách tôn trọng những điều này, Mango đặt mục tiêu sản xuất trung lập với khí hậu vào năm 2050, giảm hoàn toàn tiêu thụ nước và nhựa.

Với những mục tiêu của mình, Mango được nâng tầm không chỉ là một thương hiệu nổi bật nhất ở châu Âu. Họ tham gia vào lĩnh vực từ thiện, tiên phong trong cách tiếp cận thời trang ưu tiên con người, hành tinh…

Những mục tiêu bền vững có được đưa vào hiện thực?

Mango có cả một bộ sưu tập với cảm hứng chủ đạo về bền vững, nổi bật là những chiếc áo len được làm thủ công, giảm thiểu chất thải quần áo bằng cách pha trộn nhiều nguyên liệu. Theo tính bền vững của Mango, ngay cả các loại vải cũng được tái chế để giảm tác động của chúng đối với Trái đất.

Tuy nhiên không phải những sản phẩm của Mango đều hoàn hảo và bền vững 100%. Như chiếc áo khoác biker có khoá kéo dành cho nữ với lớp phủ 100% polyurethane, một chất liệu giả da có thể gây độc hại, làm tắc nghẽn các bãi rác chôn lấp.

Trong phong trào thời trang bền vững, Mango vẫn đang chiếm uue thế so với những thời hiệu khác. Nhiều người hy vọng thương hiệu này sẽ theo đuổi những tiêu chí, mục đích và tôn chỉ hoạt động vì con người và hành tinh của mình trong chặng đường phát triển sắp tới.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Mango và mục tiêu bền vững

 

Pita (lược dịch)

Spread the love