Mặc quần áo lâu hơn thực sự sẽ tốt cho hành tinh này!
Piktina – Việc kéo dài tuổi thọ, vòng đời cho những bộ trang phục bằng cách tái chế hay sửa chữa sẽ giúp tạo tác động tích cực lên trái đất.
Các nền tảng bán lại, cho thuê quần áo trở nên phổ biến trong vài năm trở lại đây. Dù vẫn còn một chặng đường dài phía trước để trở thời trang trở thành ngành công nghiệp thân thiện với môi trường, nhưng sự thay đổi theo chiều hướng tích cực là điều đáng ghi nhận.
“Thời trang mang tính cá nhân, sáng tạo và quyến rũ. Nó cũng kết hợp nhu cầu về sự bền vững hơn liên quan đến xã hội và môi trường” – Besma Whayeb (Nhà sáng lập Curiously Conscious) chia sẻ. Besma Whayeb đồng thời là một Vlogger chuyên chia sẻ những nội dung về thời trang bền vững, bảo vệ môi trường.
Vlogger về thời trang bền vững Besma Whayeb
Theo cô, có 3 cách hướng đến sự bền vững thông qua tái chế quần áo cũ gồm:
1. Mua ít đi và mặc lại trang phục
Việc tái chế quần vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, hiện vẫn còn rất ít quần áo cũ được sản xuất thành trang phục mới. Với vai trò là người mặc, bước đầu tiên quan trọng nhất là làm chậm quá trình đưa quần áo ra bãi rác bằng việc mua ít hơn, chọn những bộ đồ sẽ mặc được trong nhiều năm.
Nếu không muốn mặc một trang phục nhiều lần, hãy xem xét việc thuê quần áo thay thế mua mới.
2. Sửa chữa
Bước tiếp theo là sửa chửa và thiết kế lại quần áo khi cơ thể hay phong cách thay đổi. Điều này sẽ giữ quần áo của bạn được sử dụng dài hơn và khiến bạn cảm thấy tự tin khi mặc.
Nếu không giỏi may vá hãy đem trang phục đến các thợ may gần nơi sinh sống, chỉnh sửa lại phù hợp. Xu hướng custome trang phục cũng được ưa chuộng nhiều trong giới thời trang nhiều năm qua.
3. Trao đổi quần áo
Nếu bạn hết thích bộ quần áo nào đó, hãy chuyển cho người khác, nó sẽ có vòng đời thứ 2 tốt đẹp hơn. Việc trao đổi có thể diễn ra đơn giản bằng cách chuyển sang cho anh em họ hàng trong nhà, hay thậm chí là gửi đến các sự kiện, cửa hàng chuyên trao đổi, thanh lý quần áo.
Ngoài ra, với quần áo không còn mặc nữa có thể gửi đến các tổ chức thiện nguyện. Nhưng đảm bảo tình trạng của các món đồ vẫn sử dụng được nhé, nếu không sẽ tạo thêm gánh nặng cho các tổ chức thiện nguyện khi phải giải quyết đống đồ bạn gửi đến thêm một lần nữa. Điều này làm tiêu tốn thời gian và tiền bạc, nên dù có nỗ lực hết sức thì quần áo của bạn vẫn sẽ bị đưa vào bãi rác.
Vậy tái chế hay nâng cấp, thay đổi quần áo tốt hơn?
Sửa chữa quần áo có trước tái chế khi thời trang được định hướng theo cách xoay vòng. Và việc sửa chữa không chỉ đơn giản là vá lại những lỗ hổng. Nhiều thương hiệun hư: Fanfare Label, GRADEBO, Re/Done…biến những món đồ cũ trở nên tuyệt đẹp hơn.
3 lý do tại sao thói quen mua sắm cần thay đổi:
1. Các công ty quần áo tạo ra hơn 1 triệu bộ đồ mỗi ngày. Ở Anh, là quốc gia mà người dân mua sắm nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác ở châu Âu. Trung bình mỗi người mua 67 món đồ mới mỗi năm. Đây là quá nhiều và nền thời trang nhanh được khuyến khích mạnh mẽ.
2. Chưa đến 10% công nhân trong chuỗi cung ứng thời trang được trả mức lương đủ sống. Và chính xác con số này là 2%. Thời trang nhanh dựa trên việc sản xuất quần áo rất nhanh, ở quy mô lớn, giá rẻ. Nhiều công nhân trong chuỗi hoạt động này đang cảm thấy khốn khổ vì cách sản xuất này.
3. Mặc dù chúng ta không thể làm chậm ngành công nghiệp thời trang nhanh với tư cách cá nhân, nhưng việc kéo dài tuổi thọ quần áo có thể giúp giảm 30% khí thải carbon, nước và chất thải. Vì vậy mặc quần áo lâu hơn thực sự sẽ tốt cho hành tinh này.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Mặc quần áo lâu hơn thực sự sẽ tốt cho hành tinh này!
Giang (lược dịch)