Piktina – Đồ lông thú và những tác động đến môi trường của ngành thời trang nhanh đang là vấn đề được quan tâm.

Ngày Trái Đất vừa được diễn ra trên toàn thế giới và tính bền vững tiếp tục là một chủ đề quan trọng được chú ý để hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu, đặc biệt khi nhắc đến những gì liên quan đến lĩnh vực thời trang.

Thời trang nhanh vẫn là mối lo ngại

Theo báo cáo của Research and Markets, trong năm 2022, thị trường thời trang nhanh dự kiến sẽ tăng từ 91.23 tỷ USD lên 99,23 tỷ USD. Thời trang nhanh là cụm tử đề cập đến việc các thương hiệu tập trung sản xuất và kinh doanh quần áo theo dạng “ăn liền”. Quần áo được làm qua sức lao động của con người, bằng các nguyên liệu tổng hợp rẻ tiền, độc hại có nguồn gốc từ than đá và dầu mỏ.

Công ty thời trang nhanh, nhà bán lẻ thời trang Shein mới đây đã hợp tác với lễ hội Coachella, bất chấp những tranh cãi mà thương hiệu này gây ra do cáo buộc vi phạm nhân quyền và gây tác động xấu đến môi trường. Theo nghiên cứu từ Business of Fashion, Shein sản xuất thêm 314.877 mặt hàng mới mỗi ngày.

Quần áo nhanh chóng lỗi mốt và sau đó bị loại bỏ, không có nhiều người tiết kiệm. Đặc biệt trong văn hoá hiện nay khi mọi thứ đi lệch hướng quá nhanh, thậm chí ngay cả khi đưa quần áo đã qua sử dụng vào một cửa hàng đồ cũ, cũng không ai thèm lấy chúng.

Trong khi chiến lược thời trang nhanh bắt đầu nhận về nhiều lời chỉ trích vì những lo ngại về đạo đức, một khía cạnh mới của thời trang toàn cầu cũng được nhắc đến là: công nghiệp lông thủ giả cũng đang bùng nổ.

Lông thú giả nổi lên nhưng không tốt như tưởng tượng

Lông thú giả nổi lên khi có giá cả phả chăng, và không lo ngại về sự tàn ác lên động vật để lấy lông phục vụ sản xuất các mặt hàng thời trang. Các nhóm bảo vệ quyền động vật như PETA đã sử dụng các chiến lược và chiến dịch, tận dụng tiếng nói của người nổi tiếng để thúc đẩy xã hội không mắc và mua các sản phẩm làm từ da, lông động vật thật.

Việc chống lại thời trang từ lông thú thật khiến nhiều công ty, thậm chí các thương hiệu xa xỉ như: Gucci, Prada, Hermes, Dolce&Gabbna…từ bỏ thông thú thật và theo đuổi các lựa chọn thay thế cho sản phẩm của họ.

Tuy nhiên khi vấn đề về đạo đức được giải quyết thì lại dẫn đến một mối lo khác về tính bền vững.

Dolce&Gabba tuyên bố sẽ ngừng sử dụng lông động vật trong tất cả bộ sưu tập từ đầu năm 2022, chuyển sang dùng lông thú giả thân thiện với môi trường. Nhà mốt của Ý hợp tác với nhiều thương hiệu khác như: Gucci, Prada, Moncler, Armani tuân thủ các nguyên tác do Fur Free Alliance – mạng lưới các nhóm bảo vệ quyền động vật trên khắp thế giới đặt ra.

Lông thú giả được tìm thấy trong các cửa hàng quần áo với mức giá phải chăng như: Shein, H&M, Forever 21…thường được sản xuất bằng các sử dụng polyme có nguồn gốc từ than, nước và dầu mỏ, tất cả đều là nhiên liệu hoá thạch.

Theo Environmental Protection Agency, 11,3 triệu tất chất thải dệt may đã được người Mỹ thải ra các bãi chôn lấp trong năm 2018.

Trước tác hại đến môi trường và các vấn đề lao động do sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang nhanh, lông thú giả, điều cần thiết hiện tại chính là thay đổi thói quen của người tiêu dùng.

Dưới đây là những cách mà tất cả môi người đều có thể thực hiện để cùng chung tay xây dựng ngành thời trang bền vững:

  • Giảm lãng phí quần áo, không mua quần áo theo xu hướng nhất thời như theo mùa hay các trend mới chỉ kéo dài vài tháng. Điều này sẽ giúp lượng quần áo bị vứt bỏ giảm đi
  • Sử dụng lại quần áo cũ. Bạn có thể biến tấu một chiếc áo sơ mi, quần jean cũ…thành món đồ mới bằng những tip được hướng dẫn cụ thể trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông.
  • Mua đồ cũ. Tặng lại quần áo, giày dép vẫn còn trong tình trạng tốt để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Hoặc kí gửi, thanh lý ở các cửa hàng đồ second hand.

Hãy chung tay vì một thế giới thời trang xanh, bền vững nhé!

Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết: Lông thú giả và sự bền vững trong kỷ nguyên thời trang nhanh

Giang (Lược dịch)

Spread the love