Piktina – “Ngừng vứt những thứ đồ mà bạn bỏ đi cho chúng tôi”, đó là những lời thỉnh cầu đến từ các tiểu thương buôn bán quần áo ở Ghana nói với EU.

Các nhà hoạt động môi trường cho biết có 100 tấn quần áo từ phương Tây bị vứt bỏ mỗi ngày ở Accra (thủ đô của Ghana).

Một nhóm các đại lý quần áo cũ từ Ghana đã đến Brussels để vận động hành lang cho một bộ luật áp dụng trên toàn châu Âu, buộc ngành thời trang phải giúp giải quyết “thảm hoạ môi trường” do bán phá giá một lượng lớn hàng dệt may ở các quốc gia phí Tây châu Phi.

Các thương nhân từ Kantamanto (thành phố Accra), nơi được xem là thị trường quần áo cũ lớn nhất thế giới đã gặp gỡ các đại diện, tổ chức vì môi trường của Uỷ ban châu Âu và Cục môi trường Châu Âu để tranh luận về đề xuất mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, quy định phải đảm bảo Ghana nhận được một số tiền nhằm quản lý 100 tấn quần áo bị vứt bỏ mỗi ngày tại đây. Các nhà sản xuất phải có nghĩa vụ góp phần xử lý chất thải do sản phẩm của họ tạo ra.

Núi rác thải thời trang tại Ghana được chất đống cao ngùn ngụt

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng chính sách này không có tác dụng nhiều đối với các quốc gia “cuối dòng” như Ghana vì chi phí mà các nhà sản xuất quần áo phải trả ở mức thấp, chỉ 0,06 Euro cho mỗi mặt hàng và số tiền huy động được không “theo xuất khẩu” sang Ghana hay những quốc gia đang gánh chịu hậu quả của việc sản xuất và tiêu dùng quá mức ở các đất nước giàu có.

Các thương nhân ở Kantamanto muốn nâng mức phí này lên 0,5 Euro cho mỗi mặt hàng và để đảm bảo một phần tiền hợp lý sẽ chuyển đến các quốc gia nơi quần áo cũ được phân phối. Trong đó bao gồm ít nhất 10% cho quỹ môi trường để làm sạch những thiệt hại trước đó.

Kantamanto là nơi nổi lên vào những năm 1960, từ tư duy thời thuộc địa thúc đẩy người Ghana mặc quần áo từ phương Tây. Hiện nơi đây có diện tích khoảng 7 ha, xử lý khoảng 15 triệu sản phẩm may mặc mỗi tuần và cung cấp việc làm cho khoảng 30.000 nhân công.

Các nhà bán lẻ thường mua và phân loại các kiện quần áo lớn, trong đó hầu hết là hàng “Deadstock” (quần áo được cất giữ trong nhà kho và phòng chứ hàng nhiều năm nhưng không mặc đến) hoặc các mặt hàng quyên góp cho tổ chức thiện, bị bỏ lại trong thùng tái chế. Có khoảng 6 triệu mặt hàng chất lượng tốt hơn được bán hoặc tái chế trên thị trường mỗi tuần.

Hình ảnh về khu chợ ở Kantamanto

Tuy nhiên có đến 40% hàng dệt may ở Kantamanto bị loại bỏ như rác thải vì không thể đưa trở lại thị trường. Sự phát triển của thời trang nhanh đang đẩy con số này lên cao và tạo ra lượng lớn quần áo cũ chất lượng thấp. Vì vậy dẫn đến lãng phí nhiều hơn, làm xói mòn thu nhập của thương nhân, khiến nhiều người lâm vào cảnh nợ nần.

Kantamanto hiện không có sự ủng hộ và công nhận, các thương nhân muốn bộ luật mới thừa nhận vai trò của công nhân tại đây trong việc tái chế rác thải thời trang trên toàn cầu.

Dù bằng phương pháp nào, việc tái chế 6 triệu mặt hàng quần áo hàng tuần là một kỳ tích đáng kinh ngạc. Điều khiến Kantamanto trở thành “bãi rác thời trang” là vì có quá nhiều quần áo được gửi đến so với nỗ lực quản lý nó.

Thủ đô của Ghana đang không thể đối phó với khối lượng rác thải thời trang hiện nay. Từ năm 2010 đến 2020, có 10 bãi rác hợp pháp trong thành phố đã bị đóng cửa sau khi hoạt động hết công suất.

Rác thải thời trang tràn ra biển

Hiện tại, rác thải từ các chợ quần áo được vận chuyển đến bãi rác Adepa, cách Kantamanto 50km về phía Bắc. Nhưng chỉ có thể xử lý khoảng 30% tổng số rác thải quần áo và 70% còn lại được đổ xuống mương rãnh, làm trôi thuốc nhuộm ra biển, thậm chí bao phủ các bãi biển bằng những núi quần áo đồ sộ. Rùa không thể lên bờ, san hô đang chết dần, ngư dân không thể đánh bắt cá…những điều này được xem là thảm hoạ môi trường.

Trên thực tế, việc quản lý chất thải dệt may vẫn còn rất ít. Các tổ chức đang kêu gọi những công ty sản xuất quần áo tiết lộ khối lượng hàng may mặc do họ sản xuất mỗi năm và cam kết giảm 40% trên tổng số đó. Việc giảm tốc độ sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm chất thải dệt may đến những quốc gia đang hứng chịu ảnh hưởng nặng nề từ vấn đề này.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Lời kêu cứu từ nơi nhận lượng rác thải thời trang khổng lồ bậc nhất thế giới

 

Pita



Spread the love