Piktina – Thương hiệu thời trang nhanh H&M mới đây thông báo cắt đứng việc hợp tác với nhà máy trong chuỗi cung ứng ở Myanmar do ở đây có dấu hiệu bóc lột sức lao động của công nhân.

Nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới H&M mới đây tuyên bố quyết định ngừng dần nguồn cung ứng từ Myanmar, khi các báo cáo lạm dụng lao động ở các nhà máy sản xuất hàng may mặc ở nước này gia tăng.

H&M sẽ sớm cắt đứt quan hệ với các nhà cung cấp tại Myanmar và làm theo hành động tương tự được thực hiện bởi chủ sở hữu Zara Inditex, Primark, Marks & Spencer và một số đơn vị khác.

“Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chúng tôi quyết định ngừng dần các hoạt động của mình tại Myanmar. Chúng tôi đã theo dõi rất chặt chẽ những diễn biến mới nhất tại quốc gia này và nhận thấy những thách thức ngày càng tăng trong việc tiến hành các hoạt động của mình theo tiêu chuẩn và yêu cầu được đặt ra” – Đại diện H&M nói trên tờ Reuters.

H&M sẽ rút việc hợp tác với các nhà máy cung ứng tại Myanmar vì lạm dụng lao động

H&M đang tiến hành tìm hiểu 20 trường hợp bị cáo buộc lạm dụng lao động tại các nhà máy may mặc ở Myanmar. Một nhóm chiến dịch có trụ sở tại Anh cho biết, các trường hợp bị cáo buộc lạm dụng bao gồm: không trả tiền lương, ép làm thêm giờ tăng lên nhiều lần từ sau cuộc đảo chính quân sự ở quốc gia thuộc Đông Nam Á này vào năm 2021.

Việc tiếp quản chính quyền đã đẩy Myanmar vào một cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo. Ngành may mặc là ngành sử dụng lao động chính ở Myanmar, nơi chủ yếu là lao động nữ sản xuất quần áo và giày dép cho các thương hiệu lớn ở hơn 500 nhà máy.

Xu hướng rút lui của các công ty đa quốc gia có thể khiển đời sống của người lao động ở đây trở nên tồi tệ hơn.

Lao động tại Myanmar lâm vào tình trạng tồi tệ hơn khi các thương hiệu lớn rút lui

Giám đốc Trung tâm kinh doanh có trách nhiệm tại Myanmar và cựu Đại sứ Anh tại nước này cho biết rất lấy làm tiếc khi H&M thông báo dừng hợp tác, điều này sẽ tác động tiêu cực đến hàng nghìn lao động nữ của quốc gia này.

Trong khi đó H&M cho biết việc rút lui của họ sẽ tuân theo việc “khuôn khổ rút lui có trách nhiệm”, được phát triển bởi IndustriALL, một liên minh toàn cầu đang vận động các thương hiệu ngừng kinh doanh tại Myanmar.

Ngoài thời trang, các tập đoàn lớn ở nhiều lĩnh vực cũng đang rút khỏi Myanmar, trong đó có công ty dầu mỏ TotalEnergies và Chevron. Chính phủ Myanmar đã nhận biết được những vấn đề này.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: H&M cắt đứt quan hệ với nhà máy lạm dụng sức lao động của công nhân

 

Vinnie (Lược dịch)

Spread the love