Giá trị của ngành công nghiệp may mặc hiện nay là bao nhiêu?
Piktina – Có bao giờ bạn tự hỏi liệu ngành công nghiệp dệt may hiện nay có giá trị là bao nhiêu? Cùng khám phá xem nhé!
Giá trị của ngành công nghiệp dệt may
Theo một báo cáo của Grand View Research, quy mô của thị trường dệt may toàn cầu sẽ đạt 1420,3 tỷ USD vào năm 2030, tốc độ tăng trưởng CAGR (tăng trưởng kéo) là 4 % trong giai đoạn dự báo. Sự gia tăng của các nền tảng thương mại điện tử hỗ trợ bán và phân phối các loại sản phẩm khác nhau do ngành dệt may sản xuất cũng dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu với các sản phẩm liên quan đến dệt may.
Ngoài ra, những tiến bộ về mặt công nghệ và việc sử dụng lao động có kỹ năng tham gia vào sản xuất cũng sẽ có nhiều thay đổi. Cùng với đó là chất liệu được sử dụng ưu tiên sợi tự nhiên, polyester, nylon…Những lo ngại ngày càng tăng về môi trường thúc đẩy nhu cầu sợi tự nhiên và bền vững như: sợi gai dầu, vải lanh, lụa…
Ngành công nghiệp thời trang tạo ra 10% lượng carbon tích tụ toàn cầu, gấp 5 lần lượng CO2 so với ngành hàng không. Từ đó dẫn đến nhiều vấn đề về môi trường và đòi hỏi việc phát triển theo hướng bền vững.
Ngành công nghiệp dệt may có giá trị lớn trong những ngành công nghiệp toàn cầu
Quy mô của thị trường thời trang có trách nhiệm
Thị trường thời trang có trách nhiệm gồm doanh thu được tạo ra bởi các cơ sở chủ yếu tham gia vào việc thiết kế, sản xuất, bán lẻ và mua hàng may mặc có đạo đức. Thời trang có đạo đức là việc thiết kế và sản xuất quần áo quan tâm đến con người và cộng đồng, giảm thiểu tác động đến môi trường. Tập trung vào cả tác động xã hội lẫn môi trường của ngành thời trang.
Các loại thời trang có trách nhiệm và đạo đức gồm: thương mại công bằng, không tàn ác với động vật, thân thiện với môi trường và từ thiện. Trong đó các sản phẩm bao gồm xuất phát từ chất liệu hữu cơ, tái chế, tự nhiên…
Quy mô của thị trường thời trang có đạo đức toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 6,93 tỷ USD vào năm 2021 lên 7,57 tỷ USD vào năm 2022, tốc độ tăng trưởng CAGR là 9,1%. Dự kiến đến năm 2026 đạt 10,28 tỷ USD.
Những nhận thức ngày càng cao về tác động tiêu cực của ngành dệt may đối với môi trường đang khuyến khích khách hàng lựa chọn những mặt hàng thời trang có đạo đức và trách nhiệm nhiều hơn. Những phương thức sản xuất từ nguyên liệu đầu vào gây ảnh hưởng đến môi trường, phát thải nhiều chất thải nguy hiểm được xem xét lại và chuyển hướng sang thân thiện với môi trường hơn. Đây là yếu tố lớn đang góp phần vào sự phát triển của thị trường thời trang có đạo đức.
Thời trang đạo đức đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu, tuy nhiên chi phí nguyên liệu cao đang gây cản trở không nhỏ đến sự phát triển của nó. Mỗi bộ quần áo đều được làm thủ công, trả tiền lương cho nhân công cao…cũng là thách thức được đặt ra đòi hỏi hướng giải quyết ổn thoả.
Thời trang có đạo đức và trách nhiệm ngày càng được quan tâm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Giá trị của ngành công nghiệp may mặc hiện nay là bao nhiêu?
Vinnie (lược dịch)