Sử dụng túi xách bằng da có ảnh hưởng thế nào đến môi trường tự nhiên?
Piktina – Liệu một chiếc túi xách bằng da mà chúng ta sử dụng, có ảnh hưởng ra sao đến môi trường tự nhiên?
Nhìn từ góc độ bền vững, da là một khía cạnh khó có thể đưa ra đánh giá rõ ràng. Một mặt, nó là nguyên liệu tự nhiên và lâu dài, là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thực phẩm (cụ thể là thịt động vật). Mặt khác, việc chăn nuôi động vật, gia súc gây ra ước tính 14,5% lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu và 80% nạn phá rừng ở Amazon. Trong khi đó, quá trình thuộc da để biến các loại da từ nguyên liệu thô sơ ban đầu thành nguyên liệu để dệt may sử dụng các hoá chất độc hại, có thể gây ô nhiễm cao.
Cuối năm 2021, một chiến dịch của tổ chức Stand.Earth đã liên kết hơn 100 thương hiệu thời trang, trong đó có những tên tuổi như: LVMH, Prada, H&M…về ngăn chặn nạn phá rừng nhiệt đới Amazon, thông qua chuỗi cung ứng da của họ. Mặc dù Stand.Earth đã tìm ra mối liên kết giữa các thương hiệu với những nhà chế biến da, nhưng không phải nhà mốt nào sử dụng da cũng phá rừng. Tuy nhiên nguy cơ vẫn ở mức cao.

30% các thương hiệu trong chiến dịch của Stand.Earth có chính sách chống nạn phá rừng. H&M cấm tìm nguồn cung ứng da từ Brazil từ năm 2019. 14.000 trang trại của các nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành thời trang đã bị yêu cầu đóng cửa do không tuân thủ các chính sách và tiêu chuẩn.
Stand.Earth đã cùng tổ chức phi lợi nhuận Slow Factory và nhóm chiến dịch Model Activist thực hiện thêm chiến dịch kêu gọi các thương hiệu thời trang loại bỏ nạn phá rừng khỏi chuỗi cung ứng về da.
“Chúng tôi muốn các thương hiệu ngay lập tức đưa ra các bước công khai và cụ thể để chắc chắn rằng chuỗi cung ứng của họ không liên quan đến da có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới Amazon. Điều này có thể bao gồm việc ngừng hợp tác với những nhà cung cấp không chứng minh được nguồn gốc cuối cùng của da, với những tác động tiêu cực với cộng đồng bản địa của Amazon và toàn thế giới” – Nhà sáng lập Slow Factory cho biết.

Mặc dù da thường được coi là sản phẩm của ngành công nghiệp thịt động vật, nhưng bản thân thị trường đồ da có giá trị tổng cộng ước tỉnh khoảng 400 tỷ USD hàng năm. Doanh thu từ các lò mổ động vật lấy da ở Brazil là 1,1, tỷ USD, chính vì vậy khó có thể coi da là sản phẩm phụ trong ngành thời trang.
Stella McCartney từ lâu đã vận động chuyển sang sử dụng chất liệu da tự nhiên. Nhà thiết kế này từng cho ra mắt mẫu túi được làm từ Mylo, một loại da thay thế được làm từ sợi nấm hoặc rễ nấm trong bộ sưu tập Xuân Hè 2022. Thương hiệu Ganni cũng thông báo sẽ loại bỏ da nguyên chất từ năm 2023.

Tuy nhiên các loại da thay thế như Mylo cũng chứa tỷ lệ vật liệu tổng hợp nhất định, không hoàn toàn tự nhiên và thân thiện với môi trường. Mylo cũng phải trải qua quá trình thuộc da giống như da bình thường. Những nghiên cứu về chất liệu da có nguồn gốc tự nhiên, xanh hơn và bền vững hơn vãn cần thời gian để phát triển, mở rộng quy mô.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Sử dụng túi xách bằng da có ảnh hưởng thế nào đến môi trường tự nhiên?
Giang (lược dịch)