Piktina – Việt Nam có truyền thống lâu đời về sản xuất lụa và dệt lụa. Tuy nhiên thương hiệu lụa Việt chưa thực sự được chú ý nhiều trên bản đồ thời trang thế giới. 

Hàng nghìn năm qua, nghề trồng dâu nuôi tằm và tơ lụa đã gắn liền với văn hoá của người Việt. Lụa trở thành một phần của đời sống văn hoá xã hội dân tộc, góp phần khẳng định nét đẹp Việt Nam.

Việt Nam là 1 trong 6 nước sản xuất tơ lụa hàng đầu thế giới, là nước xuất khẩu tơ lụa đứng thứ 3 tại châu Á và thứ 6 trên toàn cầu. Với bản sắc riêng của mình, Việt Nam có truyền thống sản xuất tơ tằm và dệt lụa lâu đời.

Lụa Việt Nam nổi tiếng về mẫu mã và chất lượng

Tuy nhiên thương hiệu lụa Việt Nam không được chú trọng quá nhiều trên bản đồ thế giới, là “cái bóng thầm lặng” phía sau những thương hiệu lớn quốc tế. Các chuyên gia và doanh nghiệp cho biết lụa Việt Nam được đánh giá cao trên toàn thế giới vì những phẩm chất độc đáo của nó, nhưng lại không phải là trung tâm uy tín toàn cầu. Các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam thường bán ra thị trường quốc tế dưới mác của thương hiệu nước ngoài.

Tơ lụa Việt Nam có tiêu chuẩn chất lượng cao với nền tảng tốt nhất Đông Nam Á, nhưng thường xuất khẩu dưới dạng thô hoặc qua trung gian. NTK Minh Hạnh từng chia sẻ trên báo Tiền Phong rằng một nghịch cảnh xảy ra với lụa Việt Nam là không thể tìm thấy sản phẩm lụa “Made in VietNam” trên thị trường thế giới vì lụa Việt được xuất khẩu bởi những thương hiệu nổi tiếng, đây là một điều thiệt thòi.

Tổng thư lý Liên minh Tơ lụa Quốc tế – Fei Jianming đồng ý rằng Việt Nam vẫn chưa trở thành một thương hiệu mạnh trên toàn cầu vì chủ yếu xuất khẩu sợi tơ tằm hơn là thành phẩm.

Tơ lụa Việt Nam có tiêu chuẩn chất lượng cao với nền tảng tốt nhất Đông Nam Á

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng năng lực cạnh tranh thấp, sự hợp tác chưa chặt chẽ giữa các nhà sản xuất trong nước, thiếu quản lý hiệu quả và các chính sách hỗ trợ phù hợp là điều gây tác động lớn.

Các chuyên gia cho rằng ngành tơ lụa nước nhà cần tập trung mở rộng diện tích nuôi tằm, đầu tư nhiều hơn vào sản xuất công nghệ cao, khuyến khích người dân địa phương áp dụng những tiến bộ mới trong trồng dâu nuôi tằm và dệt vải bền vững.

Trên thực tế, người tiêu dùng cũng khó nhận biết hàng thật được làm từ nguyên liệu địa phương của Việt Nam, kể cả hàng sản xuất tại Vạn Phúc (làng dệt lụa lâu đời tại Hà Nội).

Cần phải tập hợp doanh nghiệp kinh doanh với phương châm chuẩn mực để đưa lụa Việt Nam vươn ra thế giới, tạo cơ hội cho người tiêu dùng nước ngoài tiếp cận nhiều thương hiệu khác nhau tại Việt Nam. Đồng thời cần đẩy mạnh đầu tư nâng cao sản xuất, lao động, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao chất lượng, chú trọng sáng tạo mẫu mã.

Làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng tại Hà Đông (Hà Nội)

Theo Hiệp hội dâu tơ tằm Việt Nam, nguyên liệu này ngày càng được ưa chuộng trên thị trường thế giới, với giá trị riêng thị trường tơ thô ước đạt 20 tỷ USD (số liệu vào tháng 11/2022).

Do sản xuất trong nước đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu ngày càng trầm trọng, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 1.000 tấn nguyên liệu từ Trung Quốc và Brazil để sản xuất san phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên ngành này có thể sẽ phải trải qua quá trình hiện đại hoá nhanh chóng trong những năm tới.

Một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu dâu tơ tằm Việt Nam cho biết đang dần khắc phục tình trạng suy giảm nguyên liệu liên tục. Diện tích trồng dâu nuôi tằm tăng nhanh từ 8.200 ha (năm 2016) lên 13.200 ha (năm 2021). Tổng sản lượng kén tằm cả nước năm 2021 đạt 16.500 tấn, tăng 10% so với năm 2020.

Trong số các vùng trồng lụa truyền thống tại Việt Nam, bao gồm cả những làng tồn tại hơn 10 thế kỷ. Ví dụ như Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội), Nam Cao (Thái Bình), Nha Xá (Hà Nam)….có vai trò quan trọng trong việc đưa lụa “Made in VietNam” ra thế giới.

Việt Nam là 1 trong 6 nước sản xuất tơ lụa hàng đầu thế giới

Đáng chú ý Bảo Lộc (Lâm Đồng) được coi là thủ phủ sản xuất tơ lụa của cả nước. Đây là nơi tập trung nhiều nhà máy lớn và xưởng tư nhân. Một số ước tính cho thấy hơn 80% sản lượng trong nước sẽ đến từ Lâm Đồng trong tương lai. Ở đây nổi tiếng không chỉ vì những cơ sở sản xuất lớn và còn vì chất lượng cao. Các sản phẩm từ Bảo Lộc được giới thiệu tại nhiều sự kiện văn hoá lụa trong nước và quốc tế.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Đưa chất liệu lụa Việt Nam vươn tầm thế giới

 

Vinnie (Lược dịch)

Nguồn tham khảo: VietNam News

Spread the love