Piktina – Cuộc khủng hoảng khí hậu dẫn đến những thay đổi về môi trường ở vùng cao Andes của Peru, những người chăn nuôi cừu Alpaca phải đối mặt với tương lai đầy bấp bênh.

Cừu Alpaca được thuần hoá lần đầu tiên ở Nam Mỹ vào khoảng 6000 năm trước nên loài vật này trở thành trọng tâm của đời sống kinh tế cho người dân khu vực này. Loài lạc đà cừu này có nhiều công dụng, từ chở hàng đến cung cấp sữa, thịt tại Peru, nơi có khí hậu khô cằn, địa hình đất đá.

Trong những thập kỷ gần đây, sản xuất lông cừu Alpaca trở thành nguồn thu nhập chính của người chăn nuôi địa phương. Các thương hiệu thời trang cao cấp sử dụng loại lông này để dệt may các sản phẩm.

Người dân nuôi Alpaca và lấy sợi từ lông loại động vật này lao đao vì khủng hoảng khí hậu

Tuy nhiên hoạt động sản xuất hiện đang bị đe doạ, cuộc khủng hoảng khí hậu làm biến đổi rõ rệt các đồng cỏ trên cao, các hiện tượng thời tiết bất lợi như sương giá, bão tuyết xảy ra thường xuyên và khó lường hơn. Cùng với đó là các đợt hạn hán, nhiệt độ khắc nghiệt, khô hạn.

Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng đồng cỏ, nguồn nước từ đó làm giảm chất lượng lông cừu Alpaca cũng như sự sống sót của loài động vật này.

Mỗi khi có con cừu nào chết sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của 80.000 gia đình, chủ yếu có thu nhập từ việc nuôi loài động vật này. Những gia đình có truyền thống nuôi Alpaca qua nhiều thế hệ đang đối mặt với tình trạng thu nhập sụt giảm. Nhiều người lựa chọn rời đi, đến các thành phố lớn để sinh sống.

Khủng hoảng khí hậu làm dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng

Giá mà ngành sản xuất phải trả cho 1kg sợi từ lông Alpaca cũng giảm. Theo báo cáo, thị trường toàn cầu về sợi Alpaca trị giá 694 triệu bảng Anh vào năm 2021, dự kiến đạt 980 triệu bảng Anh vào năm 2031. Khoảng 70% Alpaca trên thế giới sống ở Peru, phần lớn còn lại sống ở các nước như Bolivia, Úc…

Mặc dù giá trị của loại sợi này có thể cao nhưng người chăn nuôi không được hưởng lợi nhiều từ nó. Khủng hoảng khí hậu đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến người chăn nuôi. Trung bình mỗi người chăn nuôi có khoảng 100 con Alpaca, con số này bị giới hạn bởi diện tích đất đai.

Người chăn nuôi Alpaca cần có những hỗ trợ nhất định để vượt qua khó khăn

Ngoài khí hậu, các nhóm công nghiệp thống trị việc xuất khẩu các sản phẩm từ Alpaca cũng ép giá người chăn nuôi. Tương lai của ngành sản xuất sợi từ Alpaca đòi hỏi Chính phủ nước sở tại tái cơ cấu công bằng và bền vững. Về Chính phủ Peru đã đưa ra các chương trình viện trợ nhưng vẫn chưa đủ và không có nhiều cải thiện.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Cuộc sống của người dân nuôi lạc đà cừu lấy sợi bị ảnh hưởng nghiêm trọng

 

Pita (Lược dịch)

Spread the love