Piktina – Quần áo cũ sẽ không bị lãng phí mà được tái chế thành sợ sinh thái chất lượng cao, phục vụ trở lại cho ngành thời trang.

Câu chuyện của người phụ nữ 2 con quan tâm đến thời trang bền vững

Tất cả bắt đầu với quần áo trẻ em. Khi Rosario Hevia mang thai đứa con thứ 2, cô bắt đầu nhận thấy có rất nhiều quần áo trẻ em bị lãng phí. Những kiểu quần áo cô mua cho đứa con gái đầu lòng còn rất mới nhưng chúng lại không phù hợp với cậu con trai vừa chào đời. Kể từ đó Rosario Hevia dần quan tâm đến phế thải dệt may ở quê hương Chile. Chile là đất nước tiêu thụ thời trang nhanh lớn ở Mỹ Latinh, vì vậy vấn đề gây ảnh hưởng đến môi trường là điều đầy bức xúc.

Trong khi ôm đứa con trai 1 ngày tuổi của mình tại một phòng khám vào năm 2018, Rosario Hevia quyết định xây dựng Travieso, một cửa hàng quần áo trẻ em đã qua sử dụng và kinh doanh đồ gia dụng. Vài tháng sau, Rosario Hevia quyết định từ chức Phó Giám đốc kế hoạch tài chính của một tập đoàn hàng không để tập trung vào phát triển kinh doanh.

Khi Travieso trở nên nổi tiếng ở Santiago, Rosario Hevia thu gom được số lượng vải cũ. Cô nhận được 400kg, chất thải dệt may mỗi tháng (vào cuối năm 2019). Rosario Hevia bắt đầu nghiên cứu lựa chọn thay thế cho các loại quần áo không thể làm mới hoặc bán lại.

Rosario Hevia – Người thành lập nhà máy biến quần áo cũ thành sợi sinh thái

Cuối năm 2019, Rosario Hevia nghe nói về một nhà máy sợi cũ sắp được bán. Và từ đó, cô ấy đã bắt đầu vào công việc tạo ra sợ từ phế thải dệt may cho công ty mới của mình có tên Ecocitex.

Sự hiểu biết của Hevia về chất thải dệt may tại Chile đến từ số liệu thống kê được công bố bởi tạp chí Diario Financiero vào năm 2018. Đất nước này phát thải 550 tấn chất thải mỗi năm.

“Tôi có khả năng xử lý 20 tấn phế thải dệt may mỗi tháng, tức 240 tấn mỗi năm” – Hevia chia sẻ.

Tuy nhiên vào tháng 11/2021, những hình ảnh gây sốc từ Chile cho thấy 39.000 tấn quần áo bị bỏ lại ở các bãi rác. Nó tồi tệ hơn Hevia nghĩ. Điều này khiến cô quyết tâm hơn và hoạt động của Ecocitex.

Chi phí tái chế là khoảng 1,2 USD (khoảng 27,5 nghìn đồng) cho 1kg quần áo cũ, không thể tái sử dụng. Có lý do cho khoản phí này, Hevia nói: “Cách duy nhất để loại bỏ thất thải dệt may là giáo dục và thu hút sự tham gia của người tiêu dùng. Bạn quyên góp quần áo trong tình trạng tốt nó tiếp tục được sử dụng, còn những thứ gì đó bị hỏng thì đem đi tái chế”.

Quá trình biến quần áo cũ thành sợi sinh thái cao cấp

Hevia đã thuê nhiều phụ nữ không có việc làm đến làm việc, bắt đầu phân loại những thứ sẽ được bán, tái chế hoặc tái sử dụng làm chất độn sinh thái (quần áo cũ dùng để lấp đầy các bao đấm bốc, đệm hoặc đồ nội thất). Không có gì bị vứt ra thùng rác. Công ty của Hevia xử lý khoảng 1 tấn đồ/1 tuần.

Toàn cảnh nhà xưởng Ecocitex

Quần áo cũ sẽ được tái chế trong nhà máy sợi bằng việc cắt, tách màu. Những loại quần áo với nhiều màu sắc, tông màu khác nhau cùng dòng xanh lam, xanh lá cây…sẽ được biến thành một loại sợ sinh thái màu xanh ngọc độc đáo.

Sau khi các loại vải khác nhau được kết hợp, xử lý và biến thành các kiện có kết cấu kết dính hoá học, chất khử trùng…Không có quá trình hấp hoặc rửa được thực hiển để tránh phát thải chất độc ra môi trường nước.

Trong công đoạn cuối cùng, một chiếc máy lớn sẽ xử lý thành một loại vải giống như kẹo bông và được cắt thành các dải, tạo ra phiên bản đầu tiên của sợi. Sau đó một chiếc máy khác sẽ xoắn các sợ thu được để tạo ra sợi thành phẩm chắc chắn hơn.

Hiện tại, các doanh nghiệp siêu nhỏ là lực lượng bán hàng chính của Ecocitex, với 67 đối tác, các chủ cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ và nhà thiết kế phân bổ trên khắp Chile.

Đưa sợi sinh thái tái chế từ quần áo cũ trở lại với thời trang

Fabiana Ávila, một nhà thiết kế 23 tuổi đang tạo ra các sản phẩm tiên phong bằng sợi của Ecocitex.

“Ngành công nghiệp dệt may là một trong những tác nhân gây ô nhiễm lớn và chúng ta, với tư cách là thế hệ nhà thiết kế mới hãy luôn ghi nhớ điều đó. Chúng ta có thể tiếp tục sáng tạo và theo kịp xu hướng nhưng bằng cách thân thiện với môi trường” – Fabiana Ávila chia sẻ.

Fabiana Ávila làm việc như một nhà thiết kế ở Santiago, trong thời gian rảnh, cô tạo nên những bộ trang phục và đồ đan lát mới với mẹ – bà Evelyn Salazar.

Evelyn Salazar cho rằng sợi của Ecocitex rất đắt so với các sản phẩm khác trên thị trường. Một sợi sinh thái Vanguardia có giá 3,7 USD (khoảng 85 nghìn đồng). Cô có thể hoàn toàn mua được một cuộn sợi truyền thống ở các chợ với giá 1,25 USD (khoảng 28 nghìn đồng) nhưng đã thấy giá trị của sợi từ Ecocitex.

Các sản phẩm thời trang được làm từ sợi sinh thái tái chế

Dù biết còn một chặng đường dài phía trước, nhưng Hevia vẫn cảm thất hy vọng: “Tôi rất ấn tượng về tốc độ lan truyền của công ty mình. Chúng tôi đã có 163.000 người theo dõi chỉ trong 2 năm, xuất hiện trên TV, được nói về câu chuyện của mình trên tạp chí Vogue. Tôi cảm thấy vui khi cuối cùng chúng ta đã nói về vấn đề bước thay đổi đầu tiên và nên đưa nó ra những hành động thực sự”.

Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết: Có gì bên trong nhà máy biến quần áo cũ thành sợi sinh thái chất lượng cao?

Giang (Lược dịch)

Nguồn: Vogue

Spread the love