Piktina – Quấy rối tình dục, lạm dụng..là những điều kinh khủng xảy ra trong các nhà máy sản xuất thời trang nhanh. Cái giá phải trả cho người lao động làm việc trong môi trường này là quá đắt.

Cái chết của Jeyasre Kathiravel – một người lao động sản xuất quần áo cho ngành thời trang nhanh đã phơi bày bộ mặt đầy bạo lực của môi trường làm việc này.

Cái chết của Jeyasre Kathiravel phơi bày bí mật bẩn thỉu

Jeyasre Kathiravel luôn mơ ước về một cuộc sống bên ngoài các xưởng may ở Dindigul, một nơi hẻo lánh tại Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ. Bất chấp mức lương ít ỏi, chỉ khoảng 80 bảng Anh (khoảng 2,3 triệu đồng) một tháng, Jeyasre Kathiravel có được công việc tại Natchi Apparels, một nhà máy địa phương sản xuất quần áo cho H&M và các thương hiệu quốc tế khác.

Giống như nhiều phụ nữ Dalit khác trong cộng đồng của mình, công việc ở nhà máy đã mang lại cho gia đình cô mức thu nhập ổn định. Tuy nhiên Jeyasre Kathiravel muốn nhiều hơn thế với ước mơ thoát khỏi cảnh thiếu thốn, phân biệt giai cấp. Cô gái 20 tuổi đã ôn luyện cho kỳ thi công chức mỗi đêm, rồi đi làm vào buổi sáng đến tối muộn. Tuy nhiên, điều may mắn đã không xảy ra.

Vào ngày 1/1/2021, Jeyasre Kathiravel đi làm và không bao giờ trở về. 4 ngày sau, thi thể của cô được tìm thấy đang trong tình trạng phân huỷ. Sau đó, V Thangadurai, người giám sát tại nhà xưởng mà Jeyasre Kathiravel làm việc bị bắt vì tội giết người.

Jeyasre Kathiravel – Cô gái xấu số thiệt mạng vì làm việc trong môi trường quá nguy hiểm

Nhiều tháng trước khi Jeyasre Kathiravel qua đời, gia đình và đồng nghiệp đã chia sẻ rằng V Thangadurai có những hành vi quấy rối tình dục với cô gái trẻ nhưng không ai có thể ngăn chặn. Nếu phàn nàn, Jeyasre Kathiravel sẽ bị mất việc hoặc gia đình sẽ bị đe doạ, cứ thế sự im lặng dẫn đến kết cục đau lòng.

Dù đau buồn nhưng gia đình của Jeyasre Kathiravel tin rằng cái chết của con mình không hề vô nghĩa. Sau khi Jeyasre Kathiravel qua đời, nhiều phụ nữ làm việc ở nhà xưởng đã lên tiếng tố cáo bị quấy rối và hành hung. Sự dũng cảm của họ đã khởi đầu cho một chuỗi sự kiện có thể làm thay đổi đời sống của 3.000 phụ nữ làm việc tại nhà máy, đồng thời lên kế hoạch chi tiết về cách các thương hiệu thời trang toàn cầu có thể ngăn chặn nạn bạo lực tình dục tồn tại trong các chuỗi cung ứng thời trang nhanh.

“Dấu tay của người lao động nghèo xuất hiện khắp nơi trên quần áo mà người dân giàu có mặc, nhưng sự đau khổ của họ lại đang bị che đậy” – Thivya Rakini, chủ tịch công đoàn dệt may và lao động phổ thông Tamil Nadu chia sẻ.

Một sự thật khủng khiếp hơn là qua quá trình điều tra, các công nhân đã tiết lộ rằng Jeyasre Kathiravel không phải là người đầu tiên bị sát hại. Các nhà điều tra cho biết ít nhất 2 nữ công nhân khác ngoài Jeyasre Kathiravel đã thiệt mạng khi làm việc tại Natchi từ năm 2019 đến 2021 sau khi bị quấy rối tình dục.

Cái chết của Jeyasre Kathiravel làm thức tỉnh những phong trào đấu tranh vì quyền công nhân tại các nhà xưởng

Tuy nhiên, cơ quan điều tra lại cho rằng không tìm thấy bằng chứng cụ thể để cáo buộc quản lý của Natchi phải chịu trách nhiệm về những vụ việc công nhân bị giết. Bởi vì nó xảy ra với những phụ nữ nghèo, làm việc xa nhà và không được coi là bê bối nhân quyền quá lớn.

Những phụ nữ làm việc tại nhà xưởng của Natchi bị quấy rối tình dục thường xuyên bằng lời nói, hành động hoặc cưỡng bức tình dục. Các giám sát viên nam thường xuyên bắt nạt và làm nhục công nhân nữ vì không đạt mục tiêu sản xuất. Đồng thời ban quản lý nhà máy cũng dung túng cho môi trường làm việc phân biệt đẳng cấp, nơi những công nhân ở tầng lớp Dalit là thấp nhất và bị các nhân viên ở tầng lớp cao hơn xa lánh.

Eastman Exports, công ty sở hữu Natchi Apparels lên tiếng phủ nhận việc công nhân bị sát hại ở nhà xưởng của mình, tuy nhiên sẽ xem xét những cáo buộc một cách nghiêm túc, đồng thời tạo ra hệ thống, quy trình và thủ tục để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ.

Hành động để bảo vệ quyền lợi của người lao động

Các thoả thuận pháp lý mang tính chất đột phá đã được ký kết giữa Eastman Exports và TTCU (tổ chức công đoàn may mặc do nữ lãnh đạo đại diện cho phụ nữ tại nhà xưởng), cùng 2 nhóm quyền công nhân quốc tế, Liên minh tiền lương sàn châu Á AFWA và toàn cầu. Một số điều khoản đáng chú ý như bố trí các thành viên TTCU trong các nhà máy để bảo vệ phụ nữ an toàn tại nơi làm việc, không khoan nhượng với các đối tương quấy rối tình dục, lạm dụng bằng lời nói và thể chất.

H&M cũng đã huỷ đơn đặt hàng tại Natchi, đồng thời kí thỏa thuận riêng với TTCU, AFWA và GLJ-ILRF, cam kết sẽ hỗ trợ các nhà máy. Phía Natchi cũng đã đưa ra cam kết thực thi bảo vệ người lao động.

Phụ nữ tại các nhà xưởng đứng lên đấu tranh để bảo vệ chính mình với sự hỗ trợ của các tổ chức nhân quyền

Nếu các thoả thuận và kí kết được thực hiện đúng, Natchi được tin tưởng có thể trở thành một trong những nơi an toàn cho phụ nữ làm việc ở Tamil Nadu, khu vực nổi tiếng với điều kiện làm việc rất nguy hiểm. Vụ việc ở Natchi được phanh phui không thể xem là cá biệt mà đó là dấu hiệu cho thấy nạn bạo lực tình dục đã nở rộ và ăn sâu và mô hình sản xuất thời trang nhanh như thế nào.

Anannya Bhattacharjee – Điều phối viên quốc tế tại AFWA cho biết tổ chức của cô đã lập nhiều danh mục về các trường hợp bạo lực nghiêm trọng tại các cơ sở sản xuất hàng may mặc trên khắp châu Á. Trong nhiều năm qua, đã có nhiều nữ công nhân bị quấy rối, hành hung, đe doạ bằng lời nói và thể xác.

Một bức tranh kinh doanh về quy mô và mức độ trừng phạt về bạo lực tình dục mà các nữ công nhân ngành may mặc phải đối mặt được AFWA vẽ nên khiến nhiều người rùng mình. Công nhân nữ không có quyền chống lại những người đàn ông nắm quyền, dù là giám sát hay quản lý.

Các công nhận nữ ở Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka cũng đã lên tiếng nói về tình trạng họ đang đối mặt, việc bị quản lý ép uốc thuốc hoãn kinh nguyệt để làm việc cho đạt chỉ tiêu sản xuất, bị nam công nhân ép quan hệ tình dục, bị sa thải nếu phàn nàn.

Điều kiện làm việc trong các nhà xưởng dệt may ở nhiều quốc gia là vô cùng khắc nghiệt và nguy hiểm

Khi các vụ lạm dụng bị phanh phui, đặc biệt là bạo lực tình dục, điều này cho phép các thương hiệu rút đơn hàng sản xuất ra khỏi nhà máy đó để bảo vệ danh tiếng. H&M chia sẻ rằng dù họ đã ngừng đặt hàng tại Natchi nhưng trọng tâm và hy vọng là thoả thuận đạt được sẽ đóng góp và sự thay đổi bền vững và lâu dài cho toàn ngành thời trang. Marks & Spencer cũng cho biết đã ngừng giao dịch với Natchi từ tháng 1/2020, lên tiếng ủng hộ nền tảng kinh doanh có đạo đức và các nguyên tắc cải thiện điều kiện làm việc.

Tất cả chúng ta đều là con người, tất cả cuộc sống của chúng ta đều quan trọng. Các tổ chức và cá nhân đang nỗ lực hết mình để bảo vệ phụ nữ yếu thế làm việc trong môi trường nguy hiểm trong ngành thời trang nhanh.

Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết: Cái giá quá đắt của thời trang nhanh

Giang (lược dịch)

Spread the love