Piktina – Rẻ, thoải mái và thân thiện với thiên nhiên là những điều đang khiến đồ cũ trở thành điểm thu hút tại Vương quốc Anh.

Những người có ảnh hưởng tích cực đến ngành thời trang bền vững tại Anh như Nyome Nicholas William, Harry Lambert (người từng làm việc với Harrt Styles), Emma Corrin, Dominic Calvert Lewin đang bày tỏ sự yêu thích về sự kiện tại cửa hàng bán đồ cũ vừa được khai trương tại London. Tại đây, mọi người sẽ có cơ hội trao đổi bất cứ thì gì để lấy quần áo cũ của những nhân vật này.

Lambert chia sẻ đây là điều có ý nghĩa vì đã khiến anh ấy thay đổi suy nghĩ về thời trang: “Khi tôi còn trẻ, tôi mua đồ và mặc vài lần sau đó vứt đi. Bây giờ tôi đang cố gắng khiến mình đi theo con đường bền vững hơn”.

Giới thời trang đang dành sự quan tâm đặc biệt đến thị trường đồ cũ

Nhiều gian hàng bán lẻ được khai trương, cửa hàng bán đồ cũ mở cửa nhiều hơn tại các thành phố ở Anh. Nhiều người làm việc trong lĩnh vực thời trang tham gia vào việc bán lại, trao đổi đồ cũ.

Chắc hẳn nhiều người sẽ biết đến chương trình truyền hình thực tế “Love Island”, được tài trợ bởi thương hiệu thời trang nhanh Pretty Littlte Thing hiện đã được Ebay thay thế cho mùa mới và Depop (nơi cho phép mọi người mua và bán quần áo cũ trực tuyến). Các ngôi sao, bao gồm cả Olivia Rodrigo cũng bán đồ cũ trên ứng dụng này. Quần áo trẻ em đang là mặt hàng được mua bán lại nhiều nhất.

Đây là những ví dụ về cách mà thời trang thay đổi theo hướng lấy bền vững làm chủ đạo. Từ các cửa hàng trên đường phố đến trung tâm mua sắm hay các ứng dụng trực tuyến, từ bậc phụ huynh đến những người có ảnh hưởng, ngôi sao nổi tiếng.

Theo GlobalData, thị trường bán lại quần áo ở Anh đã tăng 149% từ năm 2016 đến năm 2022. Dự báo sẽ tăng 67,5% từ năm 2022 đến năm 2026. Đồng thời có dấu hiệu cho thấy mức độ phổ biến của thời trang nhanh đang giảm dần.

Theo số liệu thời gian gần đây, doanh số bán hàng của Shein (thương hiệu thời trang nhanh) tại Mỹ giảm trong 5 tháng liên tiếp kể từ tháng 6 năm ngoái. Trong khi đó các cửa hàng bán đồ cũ có doanh số tăng 11% trong 3 tháng cuối năm 2022.

Sự bùng nổ của quần áo cũ phần lớn được thúc đẩy bởi thế hệ genZ. Theo Depop, có 90% người dùng đang hoạt động dưới 26 tuổi.

Theo Alex Goat (Giám đốc điều hành công ty tư vấn văn hoá thanh niên Livity) cho biết, động lực đằng sau sự thay đổi này một phần là do môi trường: “Mặc đồ cũ là tuyên bố rõ ràng về ý định và từ chối ngành công nghiệp gây ô nhiễm bậc nhất hành tinh. Nhiều bạn trẻ đang tìm cách để thể hiện cá tính và tiếng nói của mình trong vấn đề này”.

Anne-Marie Curtis (Cựu tổng biên tập cảu tạp chí Elle) chia sẻ những trải nghiệm mặc đồ cũ của cô được truyền cảm hứng từ con gái đang tuổi đôi mươi.

Người tiêu dùng hiện tại đang bán lại những thứ họ không muốn mặc nữa, kiếm tiền và tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn. Thị trường đồ cũ là một cách hợp pháp để những người trẻ tuổi kiếm tiền theo cách riêng của họ.

Người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi đang nhận ra rằng thế hệ genZ đang quan tâm đến việc mua sắm đồ cũ. Và tiêu chí nổi bật nhất chinh là kiểu dáng, chi phí và tính bền vững.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Cách để đồ cũ trở thành điều thu hút ở Anh

 

Pita (lược dịch)


Spread the love