Các thương hiệu thời trang đau đầu với “greenwashing”
Piktina – Khái niệm “greenwashing” đang khiến nhiều ông lớn thời trang đau đầu để tìm ra những tiêu chuẩn cụ thể.
Tại Singapore mới đây, Liên minh may mặc bền vững (một liên minh phi lợi nhuận chiếm hơn nửa ngành may mặc và giày dép toàn cầu) đã triệu tập cuộc họp thường niên. Một câu hỏi lớn được đặt ra là liên minh này sẽ phản ứng thế nào trước những tuyên bố về “greenwashing”.
Lượng khí thải carbon của ngành thời trang vẫn đang tiếp tục tăng. Ngành công nghiệp thời trang chịu trách nhiệm từ 2-8% lượng khí thải nhà kính toàn cầu mặc dù đang có những nỗ lực bền vững. Theo Viện tài nguyên thế giới, những dấu ấn về môi tường của ngành này sẽ tăng 60% đến năm 2030.
Các cơ quan quản lý trên khắp thế giới đang cố gắng tìm ra cách giải quyết các tuyên bố sai lệch về sản phẩm thân thiện với môi trường. Vào cuối tháng 11, Liên minh Châu Âu đã công bố các quy tắc với những thương hiệu có tuyên bố xanh.
Người tiêu dùng đang ngày càng biết và nhận thức về sự bền vững. Theo một khảo sát gần đây của Deloitte tại Anh, 34% người mua hàng dừng mua sản phẩm từ các thương hiệu gây lo ngại về môi trường hoặc đạo đức.
“Greenwashing” đã phổ biến trong thời trang một thời gian dài. Theo định nghĩa thuần tuý, “greenwashing” hay còn có nghĩa là “ánh sáng xanh”, một hình thức quảng cáo hoặc tiếp thị quay vòng trong đó PR xanh và tiếp thị xanh được sử dụng một cách lừa dối để thuyết phục công chúng rằng các sản phẩm, mục tiêu và chính sách của tổ chức là thân thiện với môi trường.
Hiện tại những nghiên cứu về bộ dữ liệu liên quan đến “greenwashing” vẫn đang được nghiên cứu để đưa ra thông số chính xác và tiêu chuẩn nhất.
Đây là một quá trình tiêu tốn nhiều thời gian để thu thập dữ liệu và chờ đợi các cơ quan quản lý đưa ra quyết định khiến người tiêu dùng tìm cách mua hàng bền vững hơn.
“Thành thật mà nói, tôi ước chúng ta đang sống trong một thế giới mà người tiêu dùng không cần phải nghiên cứu sâu về sản xuất quần áo để mua hàng ‘tốt’ hoặc ‘có đạo đức’. Điều chắc chắn là bạn không góp phần vào nạn phá rừng hoặc ô nhiễm nguồn nước, nếu bạn muốn lấy một chiếc áo phông từ cửa hàng” – Alden Wicker, Tổng biên tập tờ Ecocult chia sẻ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Các thương hiệu thời trang đau đầu với “greenwashing”
Vinnie (lược dịch)