Piktina – Đẩy mạnh thị trường mua bán thời trang second hand là điều được quan tâm trong việc xây dựng ngành thời trang bền vững.

Trong khi thời trang liên tục đổi mới thì vẫn còn đó những xu hướng hoài cổ với sự ảnh hưởng từ những gì xưa cũ. Có thể thấy rằng ngành công nghiệp thời trang đang đi vào con đường bền vững hơn sau đại dịch Covid-19. Và không còn nghi ngờ gì nữa, thị trường đồ cũ đang phát triển rất nhanh nhờ và các hoạt động bán hàng trực tuyến và sáng kiến kĩ thuật số.

Xu hướng thời trang đã qua sử dụng không chỉ là sự thay đổi trong quy trình mua bán sản phẩm mà còn là hiện tượng cho phép con người nhận ra những quy chuẩn chống lại sự cũ đi nhanh chóng của thời trang có giá trị như thế nào. Xu hướng bán lại đồ cũ không phải là điều quá mới mẻ. Tuy nhiên, các nền tảng trực tuyến cung cấp cách tiếp cận, kết hợp với công nghệ phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua đã tạo ra một số lương khách hàng lớn trên thị trường thời trang đồ cũ.

Ở Việt Nam, nhiều nền tảng mua bán quần áo second hand trực tuyến lẫn trực tiếp được ra đời và phát triển, tạo nên một không gian lý tưởng cho các bạn trẻ yêu thích đồ đã qua sử dụng. Trong đó có thể kể đến những cái tên như: Passii Việt Nam, SSSMarket, Piktina…

Thị trường mua bán quần áo cũ nở rộ hơn bao giờ hết sau dịch Covid-19

Xu hướng quần áo cũ chiếm vị trí vững chắc trên thị trường, như một sự thay thế bền vững, hợp túi tiền, đặc biệt sau Covid-19.

threUP, thương hiệu bán đồ cũ trực tuyến đình đám công bố Báo bán vào năm 2021 rằng thị trường thời trang cũ sẽ có quy mô gấp đôi thời trang nhanh vào năm 2030, phát triển nhanh hơn so với bán lẻ truyền thống trong 10 năm tới. Xu hướng quần áo cũ có khả năng làm thay đổi thời trang.

Liệu điều gì đang chờ đợi thời trang cũ trong tương lai, sau những đổi mới và phát triển liên tiếp trong ngành thời trang? Cùng tìm hiểu nhiều hơn về xu hướng đồ cũ và thị trường đồ second hand nhé!

Bán lại là con đường mới

Bạn có biết rằng cứ 2 người thì có 1 người ném thẳng quần áo cũ của họ vào thùng rác? Số lượng người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thời trang đã qua sử dụng tăng 64% so với năm 2016 và tỷ lệ này tiếp tục tăng lên từng ngày. Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi nhận thức của chúng ta về tiêu dùng và mua sắm theo nhiều cách khác nhau. Thời trang nhanh dự kiến vẫn sẽ tiếp tục tăng 20% trong 10 năm tới, nhưng thời trang đã qua sử dụng dự kiến sẽ tăng đến 185%.

Theo báo cáo từ threUP, ước tính thị trường thời trang đồ cũ toàn cầu hiện có trị giá 130 tỷ USD, chỉ có 5-7% quần áo cũ được đem đi bán lại, trong đó khoảng 2.100 USD là những mặt hàng không được sử dụng trong tủ quần áo.

Thời trang bán lại đang là xu hướng hot

Chỉ còn là vấn đề thời trang trước khi phần còn lại của thế giới áp dụng thói quen mua bán quần áo đã qua sử dụng, đặc biệt là những người tiêu dùng trẻ. Bằng cách kéo dài vòng đời của sản phẩm bạn mặc thêm 9 tháng, bạn có thể góp phần giảm lượng khí thải carbon xuống 30% và lên đến 90% nếu mua túi cũ” – Maximilian Bittner ( Giám đốc điều hành của nền tảng bán đồ cũ Vestiaire Collective) chia sẻ.

Vingtage luôn mới

Chúng ta luôn có xu hướng nghĩ nhiều về những gì trong quá khứ. Trong thời trang, những sản phẩm cổ điển phản ánh tinh thần trong quá khứ cũng có ảnh hưởng đến một nhóm người tiêu dùng nhất định trong nhiều năm qua. Ngày này, nhiều người yêu thích những sản phẩm thời trang lấy cảm hứng từ cổ điển hơn.

Tập đoàn Kering, đơn vị chủ sở hữu những thương hiệu như: Gucci, Alexander Mcqueen, Balenciaga…vừa mua lại 5% cổ phần trong nền tảng bán đồ vintage cao cấp Vestiaire Collective. Trong khi ngành công nghiệp thời trang dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng tài chính lớn nhất trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là sau dịch Covid-19 thì lĩnh vực mua bán lại đồ cũ lại bùng nổ.

Thời trang vintage luôn có chỗ đứng

Phương pháp tiếp cận vòng tròn

Với nguồn lực và hậu quả của việc tiêu thụ nhanh chóng, việc chuyển đổi sang mô hình bền vững trong thời trang đã trở thành nhu cầu quan trọng. Các hoạt động bền vững như gia tăng hoạt động tái chế, lựa chọn nguyên liệu thô sinh thái bắt đầu tăng lên từng ngày.

Theo báo cáo của The Second Hand Effect, nếu mọi người mua quần áo cũ vào năm 2020 thay vì đồ mới, chúng ta sẽ tiết kiệm được 5,7 tỷ tấn ký thải carbon dioxide. Đây là kết quả tương đương với việc giảm nửa triệu chiếc ô tô ra đường mỗi năm.

Cách tiếp cận vòng tròn tròn trong ngành thời trang nhằm mở rộng việc sử dụng các sản phẩm và phát triển hệ thống vòng tròn bền vững. Tính lưu thông bao gồm các khái niệm như: chia sẻ, cho thuê, sửa chữa, cải tạo, tái chế…sản phẩm hiện có càng lâu càng tốt.

Thời trang nên phát triển theo vòng tròn

Ngày nay, thời trang đã qua sử dụng trở thành một chuẩn mực tạo ra giá trị so với các sản phẩm sẽ được sử dụng trong một thời gian. Nó sẽ có vòng đời khác thông qua trao đổi hoặc tái sử dụng. Sự lưu hành thời trang sẽ thành công trong tương lai khi mô hình “sản xuất, tiêu thụ, tiêu huỷ” thay đổi.

threUP đã hợp tác với nhà thiết kế Christian Siriano để thiết kế một “huy hiệu danh dự” bền vững, làm nổi bật tín lưu thông và cho thế giới biết rằng bạn đang sử dụng đồ cũ.

Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết: Bán hàng trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ đồ second hand

Vinnie (lược dịch)

Spread the love