Áo mưa thân thiện với môi trường, tại sao không?
Piktina – Những chiếc áo mưa thông thường hoặc áo mưa dùng một lần khi bị vứt bỏ cũng đem đến những tác động lớn với môi trường. Chính vì vậy tại sao chúng ta không nghĩ đến việc sử dụng áo mưa một cách có trách nhiệm hơn?
Áo mưa thường làm từ sợi tổng hợp như polyester và nylon, chúng đều không tốt cho môi trường vì có nguồn gốc từ nhiên liệu hoá thạch, phát thải vi nhựa trong quá trình sử dụng và không phân huỷ sinh học. Tuy nhiên, áo mưa vẫn rất phổ biến trong cuộc sống thường này, thập chí là trong các hoạt động sự kiện khi có thời tiết xấu.
Theo các chuyên gia, người dân ở các thành phố lớn khi ra ngoài trong thời gian ngắn, nếu không thực sự cần thiết thì không nền dùng áo mưa làm từ các chất liệu trên. Áo mưa từ len hoặc bông sáp sẽ đáp ứng được yêu cầu thân thiện với môi trường và chống nước.
Trong khi đó, với những người đi bộ ngoài trời trong quãng đường dài, một chiếc áo mưa chất lượng là điều cần thiết. Vậy nên chọn áo mưa như thế nào để đảm bảo tiêu ý bền vững và phát huy đúng công năng tránh nước?
Polyester hoặc nylon tái chế
Cách rõ ràng nhất để khắc phục lượng phát thải từ polyester và nylon từ áo mưa là thay thế chất liệu sử dụng. Alice Payne – Phó Giáo sư về Thiết kế thời trang tại Đại học Công nghệ Queensland cho biết việc thu gom và phân loại chai nhựa dễ dàng hơn nhiều so với hoạt động tương tự với quần áo có nguồn gốc từ polyester. Chính vì vậy việc chọn vật liệu tái chế sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên nguyên sinh.
Người sử dụng nên tìm mua các loại áo mưa làm từ 100% vải tái chế từ chất thải sau tiêu dùng. Khi đó mới giúp giảm thiểu tác động của sản phẩm này đến môi trường.
Áo mưa từ vải bông sáp
Một thay thế tự nhiên cho các vật liệu tổng hợp là bông sáp. Payne cho biết: “Bông là một loại sợi có thể tái tạo và do đó lợi thế về tính bền vững so với các loại sợi polyester hay nylon”. Áo mưa từ bông sáp có thể đạt hiệu suất chống thấm nước và có lớp phủ chứa PFC, đây là sự thay thế cho áo mưa nhưng thoáng khí và nhẹ hơn nhiều.
Mặc dù chất liệu bông sáp sẽ không tồn lại lâu như chất liệu tổng hợp nhưng “tuổi thọ không phải lúc nào cũng tốt”. Một chiếc áo mưa chống thấm nước tuyệt đối nhưng nó cứ thế tồn tại trong 10.000 năm thì không hề hay ho chút nào. Trên thực tế, nếu một chiếc áo mưa làm từ bông sáp được chăm sóc tốt, nó có thể bền bỉ và sử dụng được lâu.
Tuy nhiên một điều lưu ý là bông sáp cũng có tác động đến môi trường vì trong quá trình canh tác có thể sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón và nước.
Len dày
Mặc dù áo len dệt kim bình thường không hề phù hợp với nước nhưng loại len được dệt với mật độ cao hơn sẽ giúp bạn luôn khô ráo và ấm áp khi trời mưa nhẹ. Điều này là do len có cấu trúc phân tử phức tạp và một lớp phủ sáp giúp nó có khả năng chống thâm nước một cách tự nhiên. Đồng thời nó có thể tái tạo và phân huỷ sinh học.
Những tiến bộ trong công nghệ kéo sợi và dệt đã làm tăng tính phù hợp của len nhưng một loại vải hiệu suất. Để tạo ra lớp bên ngoài 100% chống thấm nước, thương hiệu Icebreaker đã sử dụng len được kéo căng trước khi kéo thành sợi, sau đó dệt thành một loại vải dày đặc. Trong quá trình hoàn thiện vải, độ giãn được giải phóng, làm cho các sợi co lại và thắt chặt cấu trúc vải, cuối cùng trở nên nhỏ dọn và dày hơn.
Tuy nhiên nếu chọn các loại áo này khi đi mưa, hãy quan tâm đến khả năng làm khô vì nó khá lâu khô. Nếu gặp một trận mưa lớn, áo mưa từ len dày sẽ không nhanh khô như bình thường. Giống như bông, tính bền vững của len cũng có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các hoạt động tại nguồn của nó.
Chọn những gì cần thiết và chăm sóc bảo quản kĩ
Lựa chọn bền vững nhất vẫn là từ chính ngời sử dụng, có thể giữ và mặc trong một thời gian dài. Mặc dù có các loại sợi vải tự nhiên được nghiên cứu thay thế nhưng cách dùng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững.
Hãy xem xét kĩ về nhu cầu, tần suất sử dụng để lựa chọn loại áo mưa phù hợp. Nếu có thể hãy tìm kiếm thứ gì đó đã qua sử dụng cũng là một lựa chọn tốt. Hãy đảm bảo bất kì chiếc áo đi mưa nào bạn lựa chọn sẽ bền lâu nhất có thể bằng cách chăm sóc nó. Treo lên để khô hoàn toàn sau khi mặc, bảo quản ở nơi thông gió tốt giúp các sợi tự nhiên tránh nấm mốc.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết: Áo mưa thân thiện với môi trường, tại sao không?
Giang (lược dịch)